Đọc và học

Có một khảo cứu về khả năng đọc của sinh viên đại học mà tôi thấy thú vị. Khảo cứu này thấy rằng quãng một phần ba sinh viên thường tới lớp mà không hoàn thành phân công bài đọc điều được mong đợi phải hoàn thành trước khi lên lớp. Trong số những sinh viên này, quãng 62 phần trăm gặp khó khăn thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hay giải quyết vấn đề. Nhiều người không thể diễn giải được sơ đồ đơn giản, không hiểu cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề, không làm việc độc lập, hay không tham gia vào thảo luận trên lớp. Khảo cứu này kết luận rằng bằng việc không có thói quen đọc tốt, những sinh viên này có thể không phát triển các kĩ năng bản chất mà giúp cho họ thành công về sau trong cuộc sống.

Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi sự thay đổi nhanh chóng và tác động tới mọi thứ do đó việc học không phải bao giờ cũng xảy ra trong lớp học. Tri thức mới thường được thu lấy bởi việc đọc thêm nơi sinh viên xử lí các thông tin mới này và học cách áp dụng chúng. Gần như tất cả các việc học trong đại học đều hội tụ vào khả năng của sinh viên để đọc và hiểu điều họ đang học. Nếu họ không đọc, họ sẽ không học gì mấy bởi vì giáo sư chỉ có thể giải thích những điều mà sinh viên không hiểu hay làm sáng tỏ các khái niệm khó. Giáo dục truyền thống mà người thầy dạy mọi thứ và học sinh ghi nhớ mọi sự kiện là lỗi thời bởi vì mọi thứ thay đổi nhanh thế và giáo sư có thể không bắt kịp và sinh viên có thể tìm ra gần như bất kì cái gì họ cần chỉ bằng việc “Google” nó. Để thành công trong thời đại tri thức này, sinh viên phải có năng lực học “cách học” một cách độc lập bằng việc đọc tài liệu thêm để xây dựng tri thức của họ.

Lí do sinh viên không đọc trước lớp là vì họ giả định rằng giáo sư sẽ trình bày thông tin quan trọng trong lớp. Họ hỏi “Việc đọc có quan trọng để qua được môn học này không?” Nếu câu trả lời là “Không” thì họ nghĩ việc đọc là không cần thiết và làm điều đó là phí thời gian. Ngày nay có nhiều thứ được đăng trên Internet, sinh viên sẽ lấy ưu thế của những bài đăng trực tuyến này để tham chiếu nhanh và không xét tới việc đọc bài phân công ở lớp hay thậm chí dự lớp chừng nào họ còn có thể qua được môn học.

Vấn đề khác với đọc trước khi lên lớp là khả năng đọc của sinh viên. Nhiều người trong số họ không có thói quen đọc tốt khi họ còn trẻ. Họ không đọc nhiều ở trường tiểu học và trung học cho nên họ không coi đọc là quan trọng. Thói quen đọc phải được phát triển ở tuổi nhỏ vì cần thời gian để xây dựng việc đọc hiểu thấu tốt. Các thầy giáo giỏi ở tiểu học hay trung học bao giờ cũng khuyến khích học sinh đọc và cho các phân công đọc đặc biệt để giúp họ phát triển kĩ năng đọc mạnh hơn. Không có điều này, nhiều người sẽ không có khả năng đáp ứng cho yêu cầu đọc ở mức đại học. Không có thói quen đọc tốt, họ sẽ không có khả năng thu được tri thức và kĩ năng cần thiết để thành công trong thế giới thay đổi nhanh này.

Khảo cứu này về khả năng đọc của sinh viên còn đi xa hơn và thấy rằng phần lớn sinh viên thành công thường là những người thích đọc và họ biết cách tìm ra điều được cần trong bài đọc. Họ biết phần nào là quan trọng và phần nào thì không và được khuyến khích đọc nhiều hơn để đi sâu hơn và khái niệm then chốt. Họ là những người có tâm trí cởi mở với các ý tưởng mới, những điều mới và bởi vì có tri thức rộng hơn, họ học giải quyết vấn đề bằng việc đi tới cách tiếp cận khác hơn qui ước truyền thống. Các sinh viên này bao giờ cũng có chủ định đọc và với tri thức sâu của họ, họ có thể dễ dàng tham gia vào trong thảo luận trên lớp và học nhiều hơn bằng việc chia sẻ tri thức của họ với người khác.

Khảo cứu này cũng chỉ ra một sai lầm chung mà các thầy thường phạn phải là nhấn mạnh rằng “đọc tài liệu” là quan trọng cho kiểm tra. Bằng việc hội tụ vào kiểm tra như bằng chứng của việc đọc thêm của học sinh thì học sinh sẽ hội tụ vào ghi nhớ sự kiện thay vì hiểu khái niệm. Học sinh sẽ ghi nhớ mọi thứ để để qua được bài kiểm tra nhưng không xử lí chúng. Các giáo sư giỏi phải cung cấp chủ định cho việc đọc, điều cho phép sinh viên thay vì thế hội tụ vào khái niệm và hiểu. Giáo sư cần cung cấp hướng dẫn cho từng phân công đọc bằng việc hội tụ vào hiểu ý tưởng cho thảo luận trên lớp và cách áp dụng chúng thay vì chỉ ghi nhớ sự kiện. Một kĩ thuật tôi thường dùng là trước mỗi lớp, tôi thường yêu cầu sinh viên nói cho tôi họ không hiểu cái gì trong việc đọc của họ trước khi tới lớp và dùng nó cho thảo luận trên lớp. Bằng việc hỏi họ vài câu hỏi về đọc tài liệu, tôi có thể xác định được khái niệm nào được làm chủ bởi việc đọc và khái niệm nào cần chú ý trong lớp. Từ câu trả lời của họ, tôi có thể điều chỉnh để dạy dựa trên việc hiểu của sinh viên được lộ ra bởi phân công đọc bài. Do đó tôi có thể hội tụ vào điều mà số lớn sinh viên đã không hiểu từ việc đọc và làm việc dùng tốt nhất thời gian trên lớp. Tôi thường bắt đầu với câu hỏi: “Phần nào của bài đọc các em thấy khó hiểu?” hay “Nếu em hiểu bài đọc hoàn toàn, chủ đề nào em muốn học nhất để biết nhiều hơn?” Điều này đòi hỏi sinh viên phải nghĩ nhiều về việc đọc của họ, điều là cấu phần then chốt của việc học.

Một trong các lí do mà sinh viên đại học đi tới lớp là để thu được tri thức mà không thể thu được từ sách giáo khoa, web site, hay các tài liệu khác. Bằng việc đi tới lớp họ có thể hỏi các câu hỏi, tham gia vào thảo luận trên lớp và học cách áp dụng chúng. Đó là lí do tại sao tôi bao giờ cũng khuyến khích sinh viên đọc trước để biết một số sự kiện và khái niệm trước khi lên lớp và thế rồi dạy cho họ cách áp dụng chúng trong lớp. Phần lớn hoạt động lớp của tôi đều được xây dựng trên thảo luận, thăm dò, và áp dụng thay vì lặp lại điều đã có trong tài liệu đọc. Bằng việc hội tụ vào những khía cạnh học tập này, sinh viên nhanh chóng đánh giá được giá trị của việc tới lớp. Phần lớn sinh viên ưa thích đọc trước khi lên lớp để làm việc một cách tích cực trong lớp thay vì nghe bài giảng và rồi làm bài tập theo cách riêng của họ. Tôi thường để cho họ làm việc trong tổ thay vì phân công bài tập về nhà cho cá nhân như một tổ, họ có nhiều thời gian để thảo luận và thăm dò các ý tưởng mới, cách tiếp cận mới v.v. Và đó là lí do tại sao việc học thực xảy ra.

Tác phẩm, tác giả, nguồn