Đọc và học (Lời khuyên cho sinh viên)
Vài năm trước khi dạy ở châu Á, tôi đã đương đầu với một tình huống mà học sinh phàn nàn về phân công đọc bài trong sách giáo khoa. Một học sinh phàn nàn: “Việc đọc được phân công trong sách giáo khoa là quá dài và quá khó.” Người khác nói thêm: “Chúng em phải đọc cả chương sao? Điều đó là quá nhiều, thầy có thể tóm tắt nó lại cho chúng em được không?” Học sinh khác hỏi: “Chúng em chỉ cần biết phần nào là quan trọng mà thầy sẽ đặt vào bài kiểm tra?”
Tôi ngạc nhiên và tự hỏi mình: “Những học sinh này muốn mình trích tài liệu quan trọng từ sách giáo khoa và ghi nhớ thành cái gì đó ngắn và dễ để họ đọc sao?” Thế là tôi hỏi lớp: “Đây là cách các giáo sư khác vẫn đang làm ở đây sao?” Học sinh giải thích: “Nhiều giáo sư tóm tắt từng chương cho chúng em đọc; những thầy khác tổ chức chúng thành bài trình bày powerpoint của họ để cho chúng em có thể học từ powerpoint.” Để hiểu tình huống này rõ hơn, tôi hỏi: “Vậy các em hiện giờ đọc kiểu sách nào? Các em đọc bao nhiêu sách bên cạnh sách giáo khoa?” Các học sinh nhìn tôi như kiểu tôi đang hỏi cái gì đó bên ngoài niềm tin của họ. Nhiều học sinh trả lời: “Chúng em không đọc sách nào thêm nữa, chúng chán lắm.” Tôi choáng: “Ngay cả sách khoa học sao? Sách lịch sử, tiểu thuyết lãng mạn hay võ thuật?” Một học sinh nói: “Với những tiểu thuyết đó, phần lớn chúng em ưa thích xem phim và các chương trình truyền hình thay vì đọc sách.”
Tôi đã từng dạy ở châu Á trong nhiều năm, nhưng trong vài năm qua, tôi đã đương đầu với một thế hệ mới các học sinh đại học người không đọc gì mấy. Những học sinh này lớn lên cùng với các thiết bị công nghệ như iPods, iPads, iPhones, v.v. Nhiều người không đọc mấy vì họ không bao giờ phát triển đầy đủ kĩ năng đọc. Khi họ còn trẻ, thay vì sách, bố mẹ họ thường mua cho họ iPhones và Nintendo. Công nghệ như trò chơi video, Youtube, Facebook, Twitter, Snapchat, và Instagram đã làm cho họ thành người đọc thụ động, người chỉ đọc cái gì đó ngắn, và giải trí. Khi họ phải đọc, nhiều người chỉ đọc lướt qua vài trang và tóm tắt. Họ không thể nhận diện được thông tin quan trọng từ sách giáo khoa, và tri thức của họ là “nông.” Một số người thậm chí còn có khó khăn với cấu trúc câu vì họ thường đọc những câu ngắn trong cách viết tắc theo “phong cách những người dùng Twitter.”
Tại sao những học sinh này không đọc sách giáo khoa thêm nữa? Vì các thầy giáo có xu hướng đọc bài giảng về tài liệu môn học, và học sinh thấy việc nghe bài giảng là dễ dàng cho họ vì mọi điều họ phải làm chỉ là ngồi và nghe. Một số giáo sư muốn chắc rằng học sinh sẽ qua được kì kiểm tra, cho nên họ tóm tắt tài liệu quan trọng cho học sinh đọc điều làm cho học sinh càng thụ động và lười biếng hơn. Một giáo sư thừa nhận: “Ngày nay, học sinh không đọc mấy vì có nhiều thứ làm sao lãng họ. Chúng tôi phải tóm tắt tài liệu cho họ, ít nhất họ sẽ học cái gì đó.” Tôi ngạc nhiên: “Nhưng nếu học sinh không đọc, làm sao họ có thể có hiểu biết sâu hơn về tài liệu được? Không có kĩ năng đọc, làm sao họ có thể phát triển được “việc hiểu sâu hơn” về các khái niệm và đi xa hơn vào việc học của họ?” Ông ấy lắc đầu: “Chúng tôi chỉ có thể làm chừng nấy thôi. Liệu họ học hay không là vấn đề của họ.”
Tôi không chấp nhận cách nhìn này. Mục đích của giáo dục không chỉ là truyền thụ tri thức và để học sinh thi đỗ bài thi, mà là chuẩn bị cho họ về cuộc sống phía trước và đóng góp cho xã hội. Tôi muốn thấy học sinh đam mê về việc học, là người học cả đời nơi họ bao giờ cũng học những điều mới và có khả năng nghĩ một cách phê phán và giải quyết vấn đề trong cuộc sống của họ. Mọi điều đó đều bắt đầu bằng việc phát triển tri thức sâu từ việc đọc sách. Với việc đọc nhiều sách, họ có thể nhìn vào mọi thứ từ nhiều góc cạnh, học từ người khác, và phát triển dũng cảm để vượt qua chướng ngại để đạt tới mục đích của họ. Chúng ta không thể phát triển thế hệ học sinh tiếp người không đọc mấy mà tuỳ thuộc vào ai đó giúp cho họ tóm tắt sự kiện để cho họ có thể ghi nhớ và thi đỗ kì thi, điều đó sẽ là thảm hoạ cho xã hội.
Là một người đọc sách nhiệt tình, tôi muốn nói với học sinh rằng họ sẽ bỏ lỡ nhiều điều kì diệu thế trong cuộc sống nếu họ không đọc sách. Không thành vấn đề với tôi liệu họ đọc từ sách in, laptop, iPads, hay iPhones, nhưng họ phải đọc sách. Điều họ không hiểu là truyền hình, phim ảnh và trò chơi video hiển thị các câu chuyện cho họ, và họ có thể xem thụ động mà không nghĩ, trong khi sách cho phép họ tưởng tượng nội dung, kịch bản, điều làm cho bộ não làm việc tích cực. Nhiều nhà khoa học tin tài năng sáng tạo bắt đầu bằng việc đọc và phát kiến xảy ra khi người ta có thể tưởng tượng. Khi dạy ở đại học, tôi yêu cầu đọc nhiều để chắc học sinh của tôi phát triển thói quen đọc tốt.
Sau khi nghe nhiều học sinh, tôi quyết định cho họ bài giảng ngắn: “Việc đọc là một phần của việc học của các em. Các em chịu trách nhiệm cho việc học của các em, và các em phải có giữ vai trò tích cực trong quá trình học. Với lớp của thầy, các em phải tới lớp mà “có chuẩn bị” điều có nghĩa là các em phải đọc chương được phân công trong sách giáo khoa trước khi lên lớp. Trong lớp của thầy, thầy sẽ không nói nhiều, nhưng các em phải làm việc nói về điều các em đã đọc và học. Tất cả các em sẽ phải đọc nhiều hơn vài chương trong sách giáo khoa. Các em sẽ phải đọc đa dạng những bài báo mới để hiểu điều đang xảy ra trong công nghiệp, và trên thế giới để cho các em có thể đặt quan hệ giữa chúng với nghề nghiệp của các em và cuộc đời của các em.”
“Là giáo sư thỉnh giảng, thầy chỉ tới đây để dạy vào mùa hè, và chúng ta chỉ có mười tuần. Nhưng điều các em học trong lớp này sẽ giúp cho các em trong tương lai. Dù các em có tiếp tục học thêm lên các mức thạc sĩ hay tiến sĩ hay tìm việc làm và xây dựng nghề nghiệp ở đây, các em cần có kĩ năng đọc tốt. Không, thầy sẽ không tóm tắt bất kì cái gì, và thầy sẽ không cho các em bài trình bày powerpoint ngắn vì thầy muốn cho các em cơ hội để cải tiến kĩ năng đọc của các em. Bằng việc đọc tài liệu trước khi tới lớp của thầy, các em sẽ có hiểu biết tốt hơn về các khái niệm. Bằng việc đọc trước khi tới lớp, việc thảo luận trên lớp sẽ có ý nghĩa hơn cho các em. Bằng việc lắng nghe nhiều quan điểm khác nhau, các em có thể tích hợp các cách nhìn và khái niệm khác nhau vào trong việc hiểu của các em. Bằng việc đọc trước khi tới lớp, các em sẽ có cơ hội hỏi thầy cái gì đó mà các em không hiểu.”
“Khi các em đọc sách giáo khoa hay bài báo khoa học, các em không chỉ học khái niệm mà còn thấy cách thức những khái niệm này được cấu trúc. Điều quan trọng với các em là hiểu cách từng chương được tổ chức, và cách từng mục được làm hợp thức với các sự kiện và dữ liệu từ nghiên cứu, và cách các thuật ngữ được làm chỉ mục. Đó là cách mọi tài liệu và bài báo kĩ thuật phải được viết ra. Bằng việc quen thuộc với việc tổ chức này, nó sẽ chuẩn bị cho các em về điều các em sẽ phải làm nếu các em tiếp tục các chương trình bằng cấp chuyên sâu (thạc sĩ hay tiến sĩ)”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com