Đầu tư vào công nghệ

Đầu tư vào công nghệ

Scott, một người quản lí cấp cao, tới gặp tôi vì anh ấy muốn thuê một số sinh viên của tôi. Anh ấy nói: “Thập kỉ này là thời gian tốt nhất cho sinh viên học công nghệ, nhưng nó là thách thức cho các công ti cần lấp vào các việc làm công nghệ vì nhu cầu vượt quá cung cấp. Công ti của tôi đang mở rộng nhanh chóng, nhưng chúng tôi không thể tăng trưởng được nếu chúng tôi không có đủ công nhân.”

Anh ấy muốn thuê Jason, một trong các sinh viên của tôi nhưng anh ấy cũng biết rằng Jason có nhiều cuộc phỏng vấn việc làm với những công ti khác, đặc biệt với Apple. Anh ấy phàn nàn: “Tôi muốn thuê anh ta, nhưng làm sao tôi có thể thuyế phục được anh ta không làm việc cho Apple. Tôi có thể cho anh ta cổ phần, nếu cổ phần của chúng tôi đi lên, anh ta có thể làm được nhiều tiền, nhưng điều đó không dễ vì Apple là công ti nổi tiếng và chúng tôi thì không.”

Jason là một trong 145 người tốt nghiệp trong chương trình phần mềm của tôi ở Carnegie Mellon. Phần lớn trong họ đều đã có đề nghị việc làm từ vài tháng trước khi tốt nghiệp của họ. Theo báo cáo của chính phủ, có thiếu hụt trầm trọng kĩ sư phần mềm ở Mĩ và thiếu hụt này là nghiêm trọng khi nhiều công ti cần công nghệ để tăng ưu thế cạnh tranh và lợi nhuận của họ. Năm ngoái, đã có hơn 170,000 việc làm phần mềm không được lấp kín. Trong tháng giêng năm nay, dữ liệu của chính phủ chỉ ra có hơn 6,000 vị trị cho người phát triển phần mềm mà không được lấp đầy.

Scott bảo tôi: “Tuần trước, tôi đã đưa đề nghị việc làm cho năm sinh viên. Hôm qua bốn người đã từ chối và nói rằng họ có đề nghị tốt hơn từ các công ti khác. Trong khi nhu cầu về việc làm công nghệ đang tăng lên, số sinh viên trong kĩ nghệ phần mềm lại không thay đổi mấy. Ngày nay nhiều công ti phải “nhập khẩu” người tốt nghiệp công nghệ từ hải ngoại, nhưng chính phủ Mĩ đang giới hạn số “visa đặc biệt” quãng một trăm nghìn người một năm. Điều đó là không đủ; nhiều công ti đang đối diện với thiếu hụt công nhân có kĩ năng và có được họ là thách thức lớn. Ngay cả các công ti lớn như Google, Apple hay Facebook cũng gặp khó khăn trong thuê đủ người.”

Anh ấy phàn nàn: “Trên khắp thế giới, số sinh viên học khoa học và công nghệ đã tăng lên đáng kể, nhưng số sinh viên Mĩ học những lĩnh vực này vẫn còn như cũ, mặc cho nỗ lực của chính phủ khuyến khích họ học khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Sự thiếu cân xứng này sẽ tạo ra vấn đề lớn cho nền kinh tế của chúng ta trong tương lai. Tôi không biết tại sao thanh niên không học STEM cho dù đó là điều tốt cho nghề nghiệp của họ.”

Tôi giải thích: “Lí do ít sinh viên học STEM là họ thiếu nền tảng trong khoa học cơ bản. Trong nhiều năm, tôi đã quan sát rằng nhiều sinh viên đại học năm thứ nhất đã không có được đào tạo đúng về khoa học và công nghệ ở trường phổ thông. Có báo cáo rằng không có đủ thầy giáo đủ chất lượng trong các lĩnh vực này. Các trường công thường phân công các thầy có bằng cấp ở các lĩnh vực khác vào dạy các lĩnh vực này. Chẳng hạn, 80% thầy dạy máy tính ở trường trung học có bằng cấp trong các khu vực khác. Khi các thầy còn ngần ngại dạy điều họ không cảm thấy thoải mái, điều đó phản ánh vào học sinh của họ. Khi thầy không nhiệt tình về môn thầy dạy, điều đó phản ánh vào học sinh của họ. Khi học sinh tin rằng những môn học này là khó, họ né tránh chúng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải đi tới căn nguyên, điều có nghĩa là STEM phải là môn học then chốt ở trường trung học, và chúng ta phải đào tạo nhiều thầy giáo chuyên môn hoá trong các lĩnh vực STEM. Tại sao hội tụ vào STEM là quan trọng? Vì phần lớn các phát kiến sẽ tới từ những lĩnh vực này, và trong nền kinh tế dựa trên tri thức, phát kiến là yếu tố tạo cho đất nước có tính cạnh tranh. Phát kiến giúp tạo ra nhiều việc làm hơn và giảm thất nghiệp. Trong thời đại thông tin này, mọi nước đều cần lực lượng lao động công nghệ để tăng trưởng nền kinh tế. Theo một báo cáo toàn cầu, thế giới cần quãng 4.25 triệu nhà chuyên môn khoa học, kĩ nghệ và công nghệ đến năm 2020 vì nó đang dịch chuyển từ nền kinh tế dựa trên chế tạo sang nền kinh tế dựa trên tri thức. Chẳng bao lâu các robot sẽ thay thế công nhân lao động, và tự động hoá sẽ giảm nhu cầu về công nhân văn phòng. Trong dịch chuyển này, nếu chúng ta không lập kế hoạch trước khi mọi sự xảy ra, nhiều người sẽ mất việc làm, và sẽ có thất nghiệp cao điều dẫn tới hỗn độn trong xã hội, và nền kinh tế có thể sụp đổ.”

Scott biện minh: “Chính phủ đã thúc đẩy giáo dục STEM trong nhiều năm, nhưng tôi không thấy tiến bộ nào.”

Tôi bảo anh ta: “Mặc dầu chính phủ đang thúc đẩy giáo dục STEM, hệ thống giáo dục đang kìm mọi thứ lại. Không có đầu tư đúng vào đào tạo thầy giáo, đặc biệt ở trường trung học, để cung cấp nền tảng mạnh cho khoa học và công nghệ, vấn đề này không thể được giải quyết. Nếu học sinh trung học không có đào tạo đúng trong khoa học và công nghệ, họ sẽ không chọn các môn này ở đại học. Nếu học sinh tin công nghệ là khó, họ sẽ không học lĩnh vực này. Chúng ta không cần những người thúc đẩy giáo dục STEM, điều chúng ta cần là đầu tư vào hệ thống giáo dục STEM, đặc biệt trong đào tạo thầy giáo. Tại sao đầu tư vào đào tạo thầy giáo là quan trọng? Vì thầy giáo là chìa khoá mở tâm trí của học sinh cho những lĩnh vực sinh lời này và dẫn họ tới tương lai. Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin nơi phát kiến công nghệ là yếu tố chính cho tăng trưởng kinh tế. Và những phát kiến này sẽ không tới chỉ từ một lĩnh vực, mà tới từ tổ hợp của vài lĩnh vực hiện có. Chẳng hạn, xe tự lái là tổ hợp của công nghệ ô tô, trí tuệ nhân tạo, và công nghệ cảm biến. Ngày nay các khám phá thuốc để xoá bệnh tật không còn là đối tượng chính của y học mà là của tổ hợp sinh học, khoa học máy tính, và sinh hoá. Ngày nay giáo dục không còn là tập nhiều lĩnh vực cô lập, mà là tổ hợp của nhiều lĩnh vực trong một khu vực đặc biệt mà có thể tạo ra phát kiến và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều xã hội cần là người có hiểu biết các khoa học và công nghệ cấu phần được bao hàm, tức là người có giáo dục STEM vững chắc. Người lãnh đạo có viễn kiến nên coi giáo dục STEM như cơ hội lớn nhất để cải tiến nền kinh tế và hành động tương ứng. Để làm điều đó, họ phải nâng địa vị và lương cho thầy giáo trong khoa học và công nghệ ở các trường công, cung cấp nhiều học bổng hơn cho sinh viên học STEM tại đại học, và đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực chiến lược này cho tăng trưởng kinh tế tương lai.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com