Đàm luận với bạn bè
Tuần trước, tôi ăn tối với hai người bạn tốt nhất ở Thượng Hải. Một người là quản lí cấp cao của một công ty rất lớn ở Ấn Độ và người kia là một giáo sư của một đại học nổi tiếng ở Trung Quốc. Tôi muốn hỏi một số câu hỏi về xu hướng công nghệ hiện thời cho nên tôi bảo họ: “Theo nghiên của của hãng IDC, trong năm năm tới phần lớn các nước đã phát triển có thể tăng trưởng quãng 3% tới 5% nhưng các nước đang nổi lên (Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc) có thể đạt tới tăng trưởng 8% tới 15% và điều này sẽ thay đổi cân bằng kinh tế của các cường quốc toàn cầu. Một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất là công nghệ thông tin nhưng có thiếu hụt trầm trọng về công nhân có kĩ năng trong lĩnh vực này trên toàn cầu và đó là vấn đề chính cho các nước đang nổi lên. Vì ngành công nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục cải tiến, các công ty có nhu cầu về người có kĩ năng sẽ gặp khó khăn thuê các kĩ năng đặc thù và chung cuộc phải kiếm được các kĩ năng cần thiết bằng việc đem công nhân từ nước ngoài vào hay bằng việc khoán ra cho các nước ngoài. Khó mà hình dung rằng các nước như Trung Quốc và Ấn Độ KHÔNG có đủ người CNTT để hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của mình và phải khoán ngoài hay đem công nhân bên ngoài vào, cho nên tôi muốn biết liệu điều này có là thực hay không?"
Người bạn Ấn Độ trả lời: “KHÔNG phải là chúng tôi cần người lập trình, chúng tôi có đầy kiểu người đó nhưng chúng tôi KHÔNG có đủ người có kĩ năng đặc biệt cao như kiến trúc sư, người thiết kế và người quản lí hệ thông tin. Cho dù hệ thống giáo dục của chúng tôi đang cải tiến nhưng cần thời gian để phát triển những người này. Tôi chắc chắn chúng tôi sẽ có các kĩ năng được cần tới này một ngày nào đó nhưng trong ba tới năm năm nữa, chúng tôi sẽ KHÔNG có đủ người có kĩ năng để hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi hết người có kĩ năng cao bởi vì thành công của chúng tôi trong khoán ngoài, nơi cầu vượt quá cung."
Người bạn Trung Quốc đồng ý: “Chúng tôi có thể đứng sau Ấn Độ trong công nghệ thông tin nhưng chúng tôi đang đuổi kịp. Trong những năm qua, chúng tôi đã đổ nhiều đầu tư vào kết cấu nền và phần cứng nhưng KHÔNG chú ý tới phần mềm và đây là sai lầm. Thực tế chúng tôi đã không nhận ra rằng chính phần mềm dẫn lái mọi thứ và làm thay đổi mọi thứ. Chúng tôi đang thay đổi phương hướng của mình và hội tụ nhiều hơn vào phần mềm. Vấn đề là hệ thống giáo dục của chúng tôi KHÔNG thay đổi đủ nhanh. Mặc dù chính phủ chúng tôi đã đầu tư khoản tiền lớn vào giáo dục, chúng tôi đã mua nhiều giáo trình hàng đầu từ các đại học Mĩ và châu Âu để thay thế cho "hệ thống cổ xưa” của chúng tôi nhưng để có hệ thống giáo dục tốt nhất, chúng tôi cần các giáo sư giỏi và điều đó cần nhiều năm để phát triển họ. Chẳng thành vấn đề chúng tôi làm cái gì, chắc phải mất thêm năm tới mười năm nữa để làm cho hệ thống giáo dục của chúng tôi theo kịp với Mĩ.”
Tôi hỏi họ: “Các ông cần những kĩ năng nào nhất ngày nay? Điều làm tôi ngạc nhiên là cả hai ông đều nói với tôi là an ninh CNTT là một trong những khu vực vẫn còn có nhu cầu rất cao."
Người bạn Ấn Độ nói: “Đây có lẽ là nghề CNTT tốt nhất, được mong muốn nhất với lương cao nhất trong mọi nghề CNTT. Với nhiều vấn đề thế đang xảy ra từ các cuộc tấn công xi be cho tới các hắc khách gửi vi rút tới hệ thống thông tin của công tin, mọi công ty đều cần người có kĩ năng an ninh CNTT. Ngay cả chính phủ của chúng tôi cũng phải thông qua thêm các luật và qui chế về chủ đề này nhưng nỗi sợ thường xuyên về các đe doạ tăng lên và nhu cầu của khách hàng làm cho kĩ năng này trở thành được cần tới nhiều nhất ngày nay. Không may là rất ít đại học dạy về kĩ năng này, ngay cả ở Mĩ cũng chỉ vài đại học có môn học an ninh trong chương trình của họ."
Người bạn Trung Quốc đồng ý: “Tôi nghĩ bắt đầu từ năm nay, nhiều công ty sẽ phải hội tụ vào việc tuyển mộ, đào tạo về an ninh CNTT, công nghiệp không thể đảm đương được việc bỏ qua vấn đề này. Điều chúng ta cần là thuê nhiều người CNTT ngay lập tức. Mặc cho khủng hoảng tài chính thách thức nhiều công ti, những người chọn bỏ qua vấn đề này đang làm như vậy một cách liều mạng. Vấn đề là ngày nay chúng tôi phải gửi sinh viên sang Mĩ bởi vì có rất ít chỗ dạy về kĩ năng này. Tất nhiên, trường của ông - Carnegie Mellon là nổi tiếng nhất về lĩnh vực này cho nên ông phải biết về điều đó.”
Tôi bảo họ rằng an ninh CNGTT đã là một phần của chương trình đào tạo của chúng tôi về kĩ nghệ phần mềm và quản lí hệ thông tin với nhiều môn học về an ninh mạng và quản lí rủi ro. Dựa trên cuộc đối thoại này, tôi nghĩ do tầm quan trọng của kĩ năng này và các cơ hội nghề nghiệp lâu dài nên động viên nhiều sinh viên nhìn vào trong khu vực này. Tôi hỏi họ: “Bên cạnh kĩ năng an ninh CNTT các ông nghĩ sẽ còn cần kĩ năng nào khác?"
Người bạn Trung Quốc đáp: “Có lẽ kĩ năng trong thiết bị di động từ thiết kế chip tới quản lí ứng dụng phần mềm. Tôi nghĩ việc dùng nền di động sẽ vượt trội hơn máy tính cá nhân về số người dùng, số thiết bị truy nhập Internet. Trong nhiều năm, máy tính cá nhân (PC) là vua nhưng chúng tôi tin điều lớn lao sắp tới sẽ là thiết bị di động như điện thoại thông minh (như, I-phone, I-pad v.v.) vì các sản phẩm này tiếp tục chín muồi và tìm ra cách của chúng trong người tiêu thụ và các công ty. Sẽ có bùng nổ ứng dụng, điều mở ra những cơ hội mới cho những người chuyên môn trong nền di động. Chúng tôi tin rằng trong vài năm tới, các thiết bị này sẽ thay thế máy tính cá nhân như công cụ chọn lựa. Ngày nay thị trường thuộc về Apple nhưng sẽ có nhiều thiết bị tương tự sớm tới thị trường và vấn đề then chốt sẽ là làm sao các công ty quản lí các nền di động đa dạng tăng lên đáp ứng cho yêu cầu an ninh. Đây là vấn đề của những người quản lí hệ thông tin vì chúng ta sẽ cần nhiều người hơn, những người có thể quản lí hệ thông tin cho công ti, cung cấp dịch vụ CNTT cho người dùng, giải thích các vấn đề kĩ thuật cho người không kĩ thuật và đảm bảo rằng công nghệ thông tin cung cấp giá trị cho doanh nghiệp."
Người bạn Ấn Độ nói với tôi: “Tôi nghĩ tri thức và kĩ năng về tính toán mây có lẽ sẽ là quan trọng hơn. Với khủng hoảng tài chính, các công ty phải giảm chi phí, đặc biệt chi phí CNTT như kết cấu nền và lưu giữ cho nên bị dẫn lái bởi các động cơ và ích lợi kinh tế này về việc đi thuê thay vì mua, quản lí tính toán mây sẽ là mấu chốt trong tương lai gần. Khi tính toán mây tiến hoá, công nghiệp sẽ cần nhiều người quản lí hệ thông tin để quản lí tính liên tác giữa các nền tính toán mây. Những người này sẽ giám sát và giữ nhịp tiến cùng xu hướng trong phát triển tính toán mây cho công ty của họ. Tất nhiên, do việc dâng lên trong sử dụng tính toán mây và thay đổi bản chất của những công nghệ này, các công ty cần có bộ phận quản lí CNTT mạnh có thể quản lí, thực hiện và cung cấp chúng như dịch vụ bởi vì tính toán mây là khía cạnh khác của Phần mềm như dịch vụ."
Cả hai người đều nói với tôi rằng tri thức và kĩ năng sẽ là yếu tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế của nước họ và đầu tư vào giáo dục, đặc biệt vào công nghệ thông tin là hội tụ chính có thể làm thay đổi cân bằng của quyền lực kinh tế trong tương lai gần. Cho nên tôi hỏi họ: “Yếu tố chính trong cải cách giáo dục là gì?” Họ nói với tôi rằng để cải tiến hệ thống giáo dục, có ba yếu tố then chốt: “Có chương trình đào tạo tốt nhất và được cập nhật nhất, có các giáo sư giỏi, và có sinh viên có động cơ.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com