Xu hướng mới nổi lên
Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này. Phần lớn các công ti toàn cầu bây giờ vận hành 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần. Ngày nay tri thức đã trở thành chiến lược then chốt bởi vì theo luật Moore: “Năng lực tính toán tăng gấp đôi cứ sau hai năm, tri thức kĩ thuật thay đổi cứ sau bẩy năm.”
Phần mềm là đóng góp chính cho kinh tế toàn cầu, nó đã được áp dụng theo nhiều cách đa dạng để đạt tới nhiều mục đích doanh nghiệp như nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn với hàng triệu việc được tạo ra mọi năm. Số người hỗ trợ cho phát triển phần mềm đã tăng từ vài nghìn người tới vài triệu người trong hai mươi năm qua và họ rải rác khắp các khu vực kinh tế.
Xu hướng trong việc tuyển người có bằng cấp phần mềm ở Mĩ đã thăng giáng qua vài năm qua. Việc tăng lên trong tuyển người được khuyến khích bởi việc tăng trưởng của PC vào đầu những năm 80 và internet vào đầu những năm 90 nhưng việc tuyển người gần đây sụt giảm có ý nghĩa do sự khuếch đại của phương tiện báo chí về khoán ngoài và tạo ra thiếu hụt công nhân kĩ năng phần mềm ngày nay. Công nghiệp phần mềm cũng đang thay đổi với nhiều công ti mới và ý tưởng mới. Hội tụ của chú ý đã chuyển từ sản phẩm sang dịch vụ.
Sau đây là một số xu hướng đang nổi lên:
Phần mềm như dịch vụ - Software as a Service” (SaaS) – Mô hình chuyển giao ứng dụng phần mềm nơi nhà cung cấp phần mềm phát triển một ứng dụng phần mềm dựa trên web và làm chỗ cho thuê và vận hành ứng dụng này cho khách hàng sử dụng qua Internet. Khách hàng không trả tiền để làm chủ phần mềm mà thay vì thế trả tiền cho việc dùng nó. Họ dùng nó qua một API truy nhập được qua Web và thường được viết bằng việc dùng dịch vụ web.
- Phương pháp phần mềm Agile – Phương pháp mới, mau lẹ hơn với cách tiếp cận thích nghi tốt hơn để cải tiến sự thoả mãn khách hàng, bằng việc nhận diện nhanh chóng nhu cầu khách hàng thông qua cộng tác chặt chẽ để lấy phản hồi sớm với các lần đưa ra phần mềm thường xuyên, dùng các tổ phát triển có kĩ năng cao nhỏ với thiết kế linh hoạt để phù hợp với thay đổi thường xuyên.
- Phần mềm mở - Open Source – là tập các nguyên tắc và thực hành thúc đẩy truy nhập vào thiết kế và phát triển sản phẩm phần mềm và tri thức. Thuật ngữ này thông thường được áp dụng cho mã nguồn sẵn có cho công chúng mà không có hạn chế sở hữu trí tuệ tài sản riêng không tồn tại. Điều này cho phép người dùng tạo ra nội dung phần mềm qua nỗ lực cá nhân gia tăng hay qua cộng tác. Những người tham gia vào môi trường nguồn mở có thể thay đổi các sản phẩm đó và phân phối lại chúng trong cộng đồng mà không có phí. Phần mềm nguồn mở có thể cung cấp các khối xây dựng mà công ti có thể dùng để đi vào thị trường hay bắt kịp.
- Khai phá dữ liệu, Tích hợp dữ liệu và Trinh sát doanh nghiệp - Data Mining, Data Integration and Business Intelligence - Cơ hội việc làm tốt nhất trong 10 năm tới có lẽ là về tìm kiếm, nắm bắt, và kết tập dữ liệu, tạo ra siêu dữ liệu, thao tác, gói và trình bày dữ liệu cho người ra quyết định. Người dùng tương lai cần nhiều “nền tích hợp” cái để cho người gộp các “xi lô thông tin” vào trong công cụ hữu dụng. Trong doanh nghiệp toàn cầu, mọi dữ liệu (như: giao tác khách hàng, tài chính, hệ thông tin, chế tạo, giao tác nhà cung cấp, dự báo và quản lí kho) được tích hợp vào thông tin và tri thức để đạt ưu thế kinh doanh.”
- Nhu cầu toàn cầu về công nhân CNTT có kĩ năng đang tăng lên với ước lượng thiếu hụt cỡ 5 tới 10 triệu người vào năm 2020. “Dịch chuyển nhân khẩu (dân số già đi, sút giảm tỉ lệ sinh) đang tạo ra sự thiếu hụt nghiêm trọng các công nhân có kĩ năng và tạo ra các cơ hội mới chưa hề có trước đây cho nhiều người. Giáo dục không phù hợp, hệ thống giáo dục cổ lỗ và tính tự mãn hàn lâm đã tạo ra lỗ hổng công nghệ khổng lồ giữa nhiều người mà nhiều việc làm đang bị khử bỏ hay giảm bớt. Việc cung cấp quá nhiều công nhân kĩ năng thấp làm sinh ra thất nghiệp cao ở nhiều nước, trong khi thiếu công nhân kĩ năng cao tạo ra thiếu hụt có nghĩa trong công nghiệp công nghệ. Các nước trên khắp thế giới đang lấy những bước nghiêm chỉnh để tận dụng xu hướng này bằng việc cải tiến chương trình giáo dục của họ và đào tạo lại lực lượng lao động của họ để lấp nhu cầu lỗ hổng kĩ năng.
- Phần lớn các tổ chức đang dùng nhiều sản phẩm bán sẵn trên thị trường – Commercial Off The Shelf – COTS và dựa vào khoán ngoài cho nhà cung cấp bên ngoài ngày một nhiều hơn là việc tự xây dựng để
- cải tiến thời gian ra thị trường
- bắt kịp với thay đổi nhanh chóng trong công nghệ
- hội tụ vào “năng lực lõi”
- dịch chuyển sang tích hợp chứ không vào chế tạo
- duy trì vị thế trong thế giới toàn cầu (toàn cầu hoá)
- hỗ trợ cho phần mềm lớn, phức tạp hơn và lấy trọng tâm là mạng.”
Tuy nhiên dịch chuyển sang COTS & khoán ngoài KHÔNG ngụ ý ít nhu cầu về phát triển phần mềm, nhưng ngụ ý dịch chuyển chính sang các kĩ năng giá trị cao hơn để đề cập tới nhu cầu kinh doanh mới nổi lên. Sau đây là các kĩ năng được công nghiệp phần mềm cần tới nhiều nhất:
- Phân tích qui trình doanh nghiệp
- Kĩ sư hệ thống
- Kĩ sư yêu cầu
- Kiến trúc sư hệ thống
- Kiến trúc sư doanh nghiệp
- Chuyên viên khai phá dữ liệu /Trinh sát doanh nghiệp
- Chuyên viên hệ thống an ninh mạng
- Chuyên gia tích hợp qui mô lớn
- Người quản lí phát triển sản phẩm
- Người quản lí khoán ngoài
- Quản lí dự án phần mềm
- Quản lí chương trình
- Người phát triển phần mềm trong các miền đặc biệt
Phần lớn các công ti hàng đầu đều tập trung vào phát triển và duy trì kĩ năng Mấu chốt của họ (năng lực lõi), với nhấn mạnh nhiều vào tích hợp qui mô lớn. Nhiều công ti sẽ khoán ngoài các kĩ năng kém mấu chốt.” Công nghiệp phải:
“Nhận diện tri thức và kĩ năng được cần tới để thực hiện các qui trình kinh doanh, để cho chúng có thể được phát triển và được dùng như cơ sở cho việc phát triển lực lượng lao động có kĩ năng.”
“Dõi vết hiệu năng của lực lượng lao động của họ trong việc đạt tới mục tiêu kinh doanh.”
Đào tạo hàn lâm truyền thống đã không bắt kịp được với xu hướng này để phát triển các kĩ năng giá trị cao hơn. Có nhu cầu khẩn thiết cho các công ti đào tạo lại công nhân của họ để hội tụ vào việc tích hợp phức tạp qui mô lớn, lấy mạng làm trung tâm, hệ thống dùng nhiều phần mềm.” “Đào tạo hàn lâm truyền thống đang hội tụ quá nhiều vào lí thuyết, mà không vào giải pháp thực tế mà công nghiệp cần. Thể chế giáo dục phải:
- “Phối hợp các hoạt động đào tạo với nhu cầu doanh nghiệp hiện tại và tương lai của công nghiệp để cung cấp tài năng cho các vị trí then chốt.”
- “Cải tiến liên tục việc đào tạo của họ và nâng cấp giáo trình để nâng cao năng lực của lực lượng lao động để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của họ.”
Cấp quản lí phải liên tục cải tiến luồng thông tin bên trong tổ chức và tổ hợp tri thức của các cán bộ vào các qui trình ra quyết định bởi:
- đảm bảo rằng công nhân có kĩ năng cập nhật để thực hiện việc của họ và tránh chi phí quay vòng người.
- hỗ trợ cho công nhân tăng tính hiệu quả và năng suất.
- đo đóng góp của lực lượng lao động cho doanh nghiệp.
- hội tụ vào việc nâng cao hiệu năng doanh nghiệp (chất lượng, chi phí, thời gian)” “Lực lượng lao động có kĩ năng yêu cầu cấp quản lí có kĩ năng cao.” Công nhân phải “đầu tư vào học cả đời.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com