Xếp hạng đại học

Xếp hạng đại học

Giáo dục đại học đang đối diện với thách thức chính trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này. Trong nhiều năm mọi người đã chấp nhận cách thức các đại học giáo dục sinh viên vì họ tin vào giá trị của giáo dục. Bây giờ nhiều phụ huynh thấy rằng đại học không thể cho con cái họ giáo dục mà họ hi vọng vì có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp và ngay cả trong những người có việc làm, nhiều người đang làm các việc làm mà thậm chí không yêu cầu giáo dục đại học.

Một giáo sư đại học giải thích: “Việc làm không phải là ưu tiên của giáo dục đại học. Chúng tôi giáo dục sinh viên về tri thức chung để cho họ có thể vận hành tốt trong xã hội, mục đích của chúng tôi không phải là tìm việc làm cho họ.” Với nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp trên khắp thế giới, các phụ huynh bắt đầu yêu cầu thay đổi trong hệ thống giáo dục. Một người mẹ nói: “Trong quá khứ, bằng đại học nghĩa là việc làm tốt và tương lai tốt. Ngày nay nó chẳng có nghĩa gì vì giáo dục đại học chẳng liên quan gì tới điều thị trường cần. Hoặc là đại học phải hội tụ vào việc dạy các lĩnh vực có nhu cầu cao; bằng không chúng tôi sẽ phải tìm những cách mới để giáo dục con em chúng tôi.” Một nhà phân tích Phố Wall viết: “Giáo dục là đầu tư chính đối với phụ huynh và con cái họ và những người lãnh đạo đại học phải làm nhiều hơn điều họ đã từng làm. Họ phải hiểu kinh tế của cung và cầu và nhanh chóng chuyển từ hội tụ lí thuyết sang hội tụ thực hành, từ hùng biện sang hiệu năng.”

Xem như kết quả của công nghệ thay đổi nhanh, giáo dục đại học truyền thống không đủ hiệu quả để bắt kịp với nhu cầu tăng lên của các công ti đang thuê người tốt nghiệp đại học. Một người bố phàn nàn: “Sinh viên được dạy phải học chăm chỉ, được điểm tốt, qua kì thi, có được bằng cấp nhưng chẳng ai nói gì về kĩ năng. Lí do sinh viên đại học không thể tìm được việc làm là vì họ không có kĩ năng đang có nhu cầu cao. Trong nhiều năm, sinh viên được kiểm tra về việc ghi nhớ của họ, về họ có thể nhớ được bao nhiêu nhưng không nói gì về phát triển kĩ năng. Mọi điều họ có là tri thức mà không thể áp dụng được vào bất kì cái gì thực tế trong thế giới thực.”

Vài năm trước, một cuộc điều tra đại học thấy rằng trên 80% người tốt nghiệp đại học tin rằng họ sẽ được công ti thuê người đào tạo về kĩ năng họ cần để làm việc của họ. Tuy nhiên, hầu hết các công ti đều không sẵn lòng cung cấp đào tạo phụ thêm vì họ tin người tốt nghiệp đại học có kĩ năng và sẵn sàng làm việc. Mong đợi khác nhau dẫn tới việc thuê rồi đuổi hàng nghìn người tốt nghiệp đại học trong vài tháng sau tốt nghiệp của họ trong các năm 2011 và 2012. Sau sự cố đó, nhiều công ti thiết lập qui trình phỏng vấn ngặt nghèo hơn để chọn đủ tư cách nhân viên tiềm năng, nơi họ phải chứng tỏ kĩ năng của họ trước khi được thuê. Một người quản lí cấp cao giải thích: “Chúng tôi không tin cậy vào bằng cấp đại học nữa. Chúng tôi phải chắc người chúng tôi thuê có kĩ năng chúng tôi cần.”

Sự kiện là thị trường việc làm di chuyển quá nhanh làm cho hệ thống giáo dục không bắt kịp. Chẳng hạn, ngay khi một sách giáo khoa được xuất bản, một số thông tin lạc hậu vì phải mất vài năm mới viết ra sách giáo khoa nhưng công nghệ thay đổi nhanh hơn nhiều. Ngay khi thầy giáo học cái gì đó mới, trước khi họ dạy nó, những thứ mới hơn được tạo ra. Nếu bạn nhìn và các kĩ năng được yêu cầu cho việc làng trả lương cao ngày nay, chúng thường là cái gì đó mơi mà chỉ vài đại học biết và dạy. Điều đó giải thích tại sao người lãnh đạo các đại học hàng đầu là khác với những người khác. Tất cả họ đều có viễn kiến vì họ hiểu thách thức mà họ đang đối diện trong thế giới thay đổi nhanh này. Tất cả họ đều có kế hoạch để hướng dẫn các khoa của họ hấp thu tri thức mới vào trong chương trình đào tạo của họ. Các đại học này bao giờ cũng cập nhật chương trình đào tạo của họ với những môn học mới, sáng kiến mới, và nghiên cứu mới. Họ hiểu rằng đào tạo thầy giáo để bắt kịp với thay đổi công nghệ là then chốt cho thành công của họ. Những đại học hàng đầu này đặt việc học của sinh viên vào trung tâm của quá trình dạy bằng việc hỗ trợ cho các khoa của họ phát triển các hoạt động giảng dạy mới thúc đẩy việc học và hiệu năng của sinh viên.

Khi tôi dạy ở châu Á, các giáo sư thường: “Mĩ xếp hạng các đại học của họ thế nào? Tại sao các đại học như Princeton, Harvard, Stanford, MIT, Yale và Carnegie Mellon bao giờ cũng chiếm vị trí hàng đầu?” Tôi giải thích: “Việc xếp hạng đại học dựa trên các phương pháp luận phức tạp với nhiều yếu tố như tỉ lệ nhập học, tỉ lệ tốt nghiệp, tài nguyên khoa, tài nguyên tài chính v.v. Nhưng có các yếu tố then chốt như tỉ lệ người tốt nghiệp có việc làm đang làm việc trong lĩnh vực liên quan tới giáo dục của họ; số nghiên cứu được xuất bản mà thường được người khác trích dẫn; và tần xuất cải tiến trong chương trình đào tạo của họ. Chẳng hạn, một trường có phần lớn người tốt nghiệp máy tính làm việc trong công nghiệp phần mềm được xếp hạng cao về tỉ lệ có việc làm. Trường xuất bản nhiều bài báo nghiên cứu hàng năm và nhiều trong số chúng được trích dẫn bởi những người nghiên cứu khác được xếp hạng cao trong yếu tố nghiên cứu. Trường cập nhật tài liệu môn học của mình thường xuyên hay thay đổi nó cứ sau vài năm được xếp hạng về yếu tố hiệu năng; trường có chương trình hỗ trợ cho đào tạo các thầy khoa để cập nhật tri thức và kĩ năng của họ được xếp hạng cao về yếu tố khoa; và trường thu thập dữ liệu về cả hiệu năng sinh viên và các thầy khoa được xếp hạng cao về yếu tố độ đo v.v.

Ngày nay giáo dục được coi là đầu tư chính và giống như bất kì đầu tư nào, việc xếp hạng trường đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tăng danh tiếng, người xin vào, nhiều biếu tặng hơn từ các công ti và tiềm năng thu nhập lớn hơn. Trong số 10 đại học hàng đầu ở Mĩ tất cả đều là trường tư vì họ có thể nhanh chóng điều chỉnh và chấp nhận những thay đổi nhanh hơn các đại học công.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com