Viễn kiến và nguyên lí

Nhà doanh nghiệp phải có viễn kiến, sẵn lòng chấp nhận rủi ro, và quyết tâm thành công bất kể khó khăn và thất bại. Chúng ta biết về Bill Gates và Steve Jobs nhưng sau đây là câu chuyện khác về một nhà doanh nghiệp khác: Kiichiro Toyoda người sáng lập ra công ty Toyota (Lưu ý: Cái tên Toyoda được viết bằng 10 nét, không phải là dấu hiệu may mắn cho nên ông ấy đã đổi sang Toyota có 8 nét, vận may hơn với nhiều tiền vì số tám là biểu tượng của tiền).

Toyoda là công ty dệt. Nó làm máy dệt và máy khâu cho thị trường Nhật Bản. Con trai của người chủ công ty Kiichiro Toyoda sang châu Âu và Mĩ để mua vật tư thô cho việc dệt và bị mê hoặc bởi công nghệ ô tô cho nên anh ta ở lại và học cách xây dựng ô tô. Anh ta về nhà và thuyết phục người bố để anh ta khởi đầu công ty ô tô.

Chiếc xe đầu tiên được sản xuất năm 1934 với phần lớn các bộ phận được nhập khẩu từ Mĩ rồi liên tục tăng trưởng thành một trong những công ty ô tô lớn nhất trên thế giới. Ý tưởng về làm xe hơi không phải là mới, khi ông Toyoda vào thị trường, đã có hàng trăm đối thủ cạnh tranh nhưng ông ấy nhấn mạnh rằng ông ấy sẽ cạnh tranh với tất cả họ qua viễn kiến của ông ấy "Là công ty vận tải duy nhất trên thế giới xây dựng sản phẩm chất lượng nhất với giá cả mọi người có thể đảm đương được."

Trong chiến tranh, các cơ xưởng của Toyota bị ném bom và phá huỷ. Sau đó nước Nhật trải qua cực kì khó khăn về kinh tế. Công ty đã gần như phá sản vài lần nhưng với quyết tâm, ông Toyoda đã có khả năng giữ cho công ty vận hành qua nhiều thất bại. Mỗi lần thất bại, ông ấy lại coi là bài học được học. Khi họ xây dựng xe tải bị thất bại, người quản lí phải biết lí do tại sao chúng thất bại và sửa nó. Khi ô tô họ xây dựng không đáp ứng chất lượng được mong đợi, họ phải làm lại toàn thể dây chuyền lắp ráp để sửa chúng. Mỗi lần mọi người muốn từ bỏ, họ được nhắc nhở về viễn kiến tương lai và điều đó giữ cho công ty vận hành qua thời khó khăn.

Ông Toyoda thường đòi hỏi công nhân của ông ấy: "Sản phẩm của chúng ta có ưu thế cạnh tranh như hiện năng, chất lượng tốt hơn, tính năng tốt hơn, và dịch vụ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của chúng ta không? Nếu không thì phải sửa điều đó đi." Ông ấy đã tạo ra sáu nguyên tắc quản lí cho công ty của ông ấy: Thứ nhất là mục đích của nó là "Làm điều không thể được." Thứ hai là mọi thứ phải tuân theo "Lập kế hoạch, Làm, Kiểm, Hành động - Plan, Do, Check, Act" (PDCA) hay phương pháp học và cải tiến tới hoàn hảo. Thứ ba là "Cho khách hàng điều họ muốn ở mọi nơi chúng ta làm kinh doanh." Đó là về nghĩ lớn nhưng hội tụ vào mọi chi tiết. Chẳng hạn, khi Toyota bắt đầu bán xe minivan của nó ở thị trường Mĩ, nó không thể cạnh tranh được với xe minivan của Ford và GM. Một số quan chức điều hành của Toyota được yêu cầu đi khắp nước Mĩ trong chiếc minivan để hiểu cái gì nó cần làm để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng Mĩ. Sau ba năm kiểm điểm và học tập, họ đã phát triển xe minivan thế hệ mới (xe Previa). Nó thành công tới mức cả GM và Ford thôi làm xe minivan và bỏ thị trường này. Điều thứ tư là "Đi vào thị trường và thoả mãn khách hàng" dựa trên ưu tiên: "Khách hàng là thứ nhất vì họ mua sản phẩm; người bán là thứ hai vì họ bán sản phẩm của chúng ta, và nhà chế tạo là cuối cùng vì chúng ta không tồn tại nếu không có họ." Điều thứ năm là chia sẻ mọi thông tin với nhân viên để cho mọi người đều quyết tâm làm cho công ty thành công. Triết lí "định mệnh chung" này cho phép Toyota có được quyết tâm ở mọi mức của công ty. Điều thứ sáu là "Giữ việc phát minh không dừng ra những thứ mới" điều có nghĩa là bao giờ cũng đi trước vài bước với đối thủ cạnh tranh bằng việc thường xuyên đào tạo kĩ năng mới và tri thức mới. Toyota chi số tiền lớn trong ngân sách cho đào tạo nhân viên, hơn bất kì công ty nào trên thế giới. Khi Toyota được coi là "xe giá thấp," nó đáp lại bằng việc phát triển xe Lexus thâu tóm thị trường lớn hơn của dòng xe sang và cạnh tranh với các thương hiệu hàng đầu như BMW và Mercedes. Một quan chức điều hành châu Âu than: "Các bạn không nên khiêu khích họ; họ biết cách làm điều không thể được. Đó là nguyên lí đầu tiên của họ."

Viễn kiến, mục đích và sáu nguyên lí làm mạnh cho Toyota và làm cho nó thành một trong những công ty ô tô tốt nhất và lớn nhất trên thế giới. Điều đó xảy ra trong vòng 60 năm kể từ khi nó khởi nghiệp (1934-1994). Trong những năm đầu thế kỉ hai mươi, nó xây dựng xe cho thị trường địa phương. Trong hai mươi năm sau, nó xuất khẩu xe hơi cho các nước khác, và rồi hai mươi năm nữa nó trở thành hãng xe lớn nhất và sinh lời nhất trên thế giới. Và điều đó tất cả bắt đầu với một viễn kiến.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem