Viễn kiến chung

Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Chúng tôi đang làm việc để tạo ra viễn kiến chung cho trường chúng tôi. Chúng tôi có vài cuộc họp và đi tới nhiều gợi ý nhưng tôi không thấy ích lợi nào. Cái gì đi sai? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Peter Senge, tác giả cuốn sách “Kỉ luật thứ năm” mô tả viễn kiến chung như một lực gây sức mạnh gợi cảm trong trái tim con người. Về căn bản, viễn kiến chung là bức tranh về trạng thái tương lai mà mọi người trong trường của bạn nên ghi nhớ trong tâm khảm. Trường, dù đó là trường tiểu học, trường trung học, hay đại học đều cần phát triển viễn kiến mô tả cho trường mà họ muốn trở thành. Tạo ra viễn kiến chung cần thời gian bởi vì điều đó yêu cầu người lãnh đạo trường, thầy giáo, học sinh và phụ huynh làm việc cùng nhau để chia sẻ niềm tin của họ và mô tả cách trường lí tưởng của họ sẽ giống thế nào trong tương lai.

Không có viễn kiến chung, thầy giáo có thể nghĩ rằng trường thuộc về chính phủ và thầy giáo chỉ là người làm việc ở đó; và họ chỉ làm việc cho một số giờ nào đó rồi về nhà. Hay trong trường hợp trường tư thì trường thuộc vào người chủ và thầy giáo chỉ là nhân viên được thuê để dạy. Bất kì cái gì xảy ra cho trường đều chẳng liên quan gì tới họ. Viễn kiến chung nên đổi trường thành “trường của chúng ta”, và đổi lớp thành “lớp của chúng ta” vì nó tạo ra cảm giác về quyền sở hữu và quyền làm chủ cho mọi người. Bằng việc có viễn kiến chung, nó cho phép mọi người làm việc cùng nhau hướng tới một phương hướng chung. Nó tạo ra căn cước chung và cảm giác về chủ định. Nó khuyến khích cách tư duy và hành động mới. Nó cũng thúc đẩy quyền làm chủ.

Hiệu trưởng của trường là người then chốt trong lãnh đạo quá trình tạo ra viễn kiến chung cho trường nhưnh tôi đã thấy một số người lãnh đạo trường đặt phương hướng cho trường của họ theo “chỉ đạo riêng của họ,” trong trường hợp đó, phương hướng là vô nghĩa vì mọi người sẽ làm chỉ bất kì cái gì họ phải làm để giữ việc làm của họ nhưng không có kích động, không có mục đích chung và không có cảm giác về quyền làm chủ. Và không có viễn kiến chung thì không tiến bộ nào có thể được thực hiện vì người lãnh đạo phải thường xuyên nhắc nhở mọi người tuân theo “chỉ đạo của họ” nhưng chẳng ai chăm nom.

Điều quan trọng là nhấn mạnh rằng viễn kiến chung là công việc tập thể của mọi người làm việc trong trường. Người lãnh đạo trường là người thúc đẩy và giám sát việc thực hiện viễn kiến chung đó để chắc nó được đạt tới. Bằng việc có viễn kiến chung, mọi người biết phương hướng nào để đi và họ cần làm gì. Họ cảm thấy rằng đây là chỗ của họ mà cần làm ra tiến bộ. Họ sẽ làm việc cần mẫn để làm cải thiện xảy ra bởi vì nó là “trường của họ” và “lớp của họ.” Khi sinh viên, thầy giáo và người lãnh đạo nhà trường chia sẻ cùng viễn kiến, mọi người sẽ làm việc cần cù để làm cho “trường của họ” tốt hơn để đạt tới giáo dục chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh của họ. Với viễn kiến chung mọi người đều có chỗ chung, cuộc hành trình chung, chỗ đến chung và bức tranh chung về tương lai. Họ làm việc cùng nhau như một tổ, hỗ trợ và động viên lẫn nhau. Không có cạnh tranh giữa mọi người, do đó không cần truyền trách móc hay che giấu thất bại vì mọi thứ đều là cơ hội học tập.

Để tạo ra viễn kiến chung này người lãnh đạo nhà trường phải khuyến khích cởi mở và cộng tác bằng việc khử bỏ quan liêu, cạnh tranh trong văn phòng và sẵn lòng nghe mối quan tâm của cả thầy giáo và sinh viên. Bằng sự sẵn lòng của họ với thay đổi và xem xét cái gì có tác dụng và cái gì không có tác dụng, cùng nhau họ tạo ra cảm giác về thống nhất và định mệnh. Chỉ thế thì viễn kiến về tương lại sẽ nổi lên và xuất sắc giáo dục sẽ xảy ra.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com