Viễn kiến cho các công ty khởi nghiệp

Mọi công ty khởi nghiệp đều bắt đầu bằng một ý tưởng nhưng ý tưởng là KHÔNG đủ. Nhà doanh nghiệp cần có viễn kiến về doanh nghiệp của họ. Điều đó nghĩa là ý tưởng này phải được phát triển và hình thành trong viễn kiến cho công ty khởi nghiệp. Viễn kiến là cái gì đó mà bạn có thể chia sẻ với người khác. Nếu bạn không thể giải thích được nó theo cách rõ ràng và logic, làm sao bạn thuyết phục được người khác làm việc cùng bạn?

Phát biểu viễn kiến là "bức tranh toàn bộ về công ty của bạn trong tương lai." Nó thâu tóm ý tưởng của bạn, hứng khởi của bạn, và đam mê của bạn về điều bạn muốn làm. Đừng lẫn lộn viễn kiến với kế hoạch doanh nghiệp; viễn kiến không nói cho bạn cách thực hiện điều đó mà chỉ là chiều hướng cho công ty khởi nghiệp của bạn.

Đầu tiên, bạn phải nhận diện kinh doanh bạn muốn làm dựa trên ý tưởng của bạn. Chẳng hạn: Bạn có muốn phát triển một sản phẩm (như một app di động, hay phần mềm được dùng trong một công ty tư); hay một dịch vụ (như dịch vụ khoán ngoài phần mềm; dịch vụ tính toán mây); hay dịch vụ tư vấn (như thiết đặt, tích hợp, và đào tạo). Thứ hai, bạn cần biết ai có thể là khách hàng của bạn. Chẳng hạn: Ai sẵn lòng trả tiền cho sản phẩm và dịch vụ của bạn? Bạn có thể có vài kiểu khách hàng (như cá nhân, công ty, chính phủ v.v.). Từ những khách hàng này, bạn muốn bắt đầu với ai vì bạn không thể tiếp cận tới mọi khách hàng vào cùng lúc được? Bạn phải xác định ai là khách hàng quan trọng nhất mà bạn có thể bán sản phẩm và dịch vụ của bạn bây giờ? Tại sao họ muốn mua từ bạn và không từ người khác? Bạn có gì mà người khác không có? Bạn có thể giải quyết loại vấn đề gì mà người khác không thể giải quyết được? Đây là những câu hỏi chiến lược mà bạn phải có câu trả lời vì nó sẽ xác định liệu bạn sẽ thành công hay không.

Về căn bản, việc phát triển viễn kiến buọc bạn phải có đủ chi tiết về ý tưởng của bạn. Điều đó bao gồm mọi yếu tố quan trọng mà bạn phải có khi bắt đầu một doanh nghiệp. Viễn kiến của bạn cũng thâu tóm mơ ước của bạn và hi vọng của bạn về tương lai. Nhiều nhà doanh nghiệp thường vội vàng để bắt đầu công ty dựa trên chỉ mỗi ý tưởng nhưng chưa bao giờ phát triển nó đầy đủ thành viễn kiến với đủ chi tiết để đảm bảo thành công. Bằng việc có viễn kiến, bạn có thể đặt mục đích doanh nghiệp về "điều" bạn muốn đạt tới trước khi bạn xác định "cách" thực hiện nó. Bằng việc có mọi chi tiết được thiết lập, bạn có thể biến viễn kiến của bạn thành thực tại.

Phát biểu viễn kiến là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng công ty khởi nghiệp. Nhưng nó vẫn là việc phỏng đoán dựa trên ý tưởng riêng của bạn. Nó chưa có giá trị nào vì nó đã không được kiểm nghiệm, hay có dữ liệu hỗ trợ cho nó. Bước tiếp là tiến hành nghiên cứu thị trường để kiểm nghiệm viễn kiến của bạn.

Nghiên cứu thị trường bắt đầu với việc hỏi: "Mình có thể làm được bao nhiêu trong công ty khởi nghiệp này?" "Mình có nên khởi đầu trong thị trường địa phương hay thị trường quốc gia? Hay thị trường toàn cầu? Bước này yêu cầu nhà doanh nghiệp nghiên cứu thị trường kinh doanh để xác định người đó có thể kiếm được bao nhiêu từ khách hàng; cách người đó có thể bán sản phẩm; người đó có thể tính tiền khách hàng bao nhiêu cho dịch vụ của người đó. Trước khi đặt giá, nhà doanh nghiệp phải biết liệu có đối thủ cạnh tranh nào không? Có bao nhiêu người trong họ? Họ tính tiền khách hàng thế nào. Ngày nay, với Internet, dễ tiến hành nghiên cứu tiếp thị vì phần lớn các công ty đều có website về sản phẩm và dịch vụ của họ, cũng như khách hàng của họ v.v.

Bằng việc hiểu nhu cầu thị trường; nhà doanh nghiệp có thể ước lượng lợi tức (thu nhập, chi phí, lợi nhuận v.v.) mà họ cần cho công ty khởi nghiệp của họ. Bằng việc hiểu các đối thủ cạnh tranh, nhà doanh nghiệp có thể xác định các phương pháp tiếp thị họ cần để có khách hàng; qui trình doanh nghiệp để giữ khách hàng, và cách tăng số khách hàng cũng như loại quan hệ nào họ cần có với khách hàng. Chỉ bằng việc có các chi tiết thị trường, họ có thể kiểm nghiệm được viễn kiến khởi nghiệp của mình để xác định liệu họ có thể đạt tới mục đích doanh nghiệp của mình hay không. Những chi tiết này cũng giúp cho họ sửa đổi phát biểu viễn kiến để làm cho nó vững chãi và nhất quán hơn với nhu cầu thị trường.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem