Ví dụ về mô hình doanh nghiệp

Nhà doanh nghiệp bắt đầu với ý tưởng, nhưng ý tưởng chỉ là khái niệm hay ấn tượng tinh thần của một người. Từ ý tưởng này, nhà doanh nghiệp phát triển một viễn kiến. Viễn kiến là một phát biểu mô tả giá trị nó có thể tạo ra cũng như tương lai cho công ty khởi nghiệp. Viễn kiến giúp đặt ra phương hướng và động viên mọi người làm việc hướng theo cùng phương hướng đó. Chẳng hạn viễn kiến của Bill Gates về việc đặt máy tính cá nhân vào mọi gia đình ở Mĩ là viễn kiến mạnh động viên người của Microsoft. Tuy nhiên, để chia sẻ thông tin về doanh nghiệp, nhà doanh nghiệp phải xây dựng mô hình doanh nghiệp để mô tả lí do nền tảng về cách công ty khởi nghiệp tạo ra, chuyển giao giá trị và tăng trưởng trở thành doanh nghiệp sinh lời.

Từ mô hình doanh nghiệp, nhà doanh nghiệp có thể mô tả, thao tác từng cấu phần để có được ích lợi tối đa có thể có. Mô hình doanh nghiệp là nền móng cho chiến lược công ty được thực hiện qua cấu trúc, qui trình và hoạt động. Từng cấu phần của mô hình doanh nghiệp phải được kiểm nghiệm cẩn thận để chắc rằng nó là đúng và khả thi. Lúc ban đầu, mô hình doanh nghiệp chỉ là giả thiết, hay phỏng đoán nhưng qua kiểm nghiệm thị trường, nó trở thành thực tại. Nhà doanh nghiệp không thể xây dựng công ty khởi nghiệp trên ý kiến của họ hay hi vọng của họ. Mọi thứ họ làm phải dựa trên sự kiện và dữ liệu. Đây là khái niệm then chốt phân biệt giữa thành công và thất bại.

Mô hình doanh nghiệp chứa tám phần: Giá trị (sản phẩm hay dịch vụ), Khách hàng; Kênh (cách bạn vươn tới khách hàng và chuyển giao giá trị); Quan hệ khách hàng (cách bạn có khách hàng, giữ họ và thu nhận nhiều khách hàng hơn); Thu nhập (bạn làm ra bao nhiêu tiền); Chi phí (bạn tiêu bao nhiêu tiền để tạo ra giá trị); Tài nguyên (Bạn cần gì để phát triển giá trị của bạn) Hoạt động (bạn phải làm gì) và Quan hệ đối tác (bạn phải làm việc cùng ai để tối ưu giá trị của bạn?).

Vì sinh viên kĩ thuật không quen với khái niệm về mô hình doanh nghiệp điều tốt nhất là dùng một ví dụ thực để minh hoạ cho khái niệm này. Vì phần lớn sinh viên đã quen với Apple, chúng ta bắt đầu bằng công ty này. Tất nhiên, Apple không còn là công ty khởi nghiệp nữa nhưng mọi lúc nó bắt đầu một sản phẩm hay dịch vụ mới, Steve Jobs coi điều đó cũng giống như một công ty khởi nghiệp. Ông ấy đã xây dựng viễn kiến và mô hình doanh nghiệp để thảo luận điều đó với người của ông ấy.

Năm 2001, Apple bắt đầu phát triển máy nghe MP3 có tên là iPod. Thiết bị này làm việc gắn cùng phần mềm iTunes cho phép người dùng chuyển nhạc từ máy tính vào iPod. Phần mềm này cũng cung cấp việc kết nối với cửa hàng trực tuyến của Apple để cho người dùng có thể mua và tải nhạc xuống cho iPod. Viễn kiến của Steve Jobs là: "Cung cấp kinh nghiệm âm nhạc không dừng bằng việc tích hợp thiết bị nghe nhạc của chúng ta với phần mềm máy tính kết nối cửa hàng trực tuyến của chúng ta với nơi người dùng có thể dễ dàng tìm, mua, tải xuống và tận hưởng âm nhạc."

Viễn kiến về "tổ hợp phần cứng, phần mềm và cửa hàng trực tuyến" phá huỷ hoàn toàn công nghiệp âm nhạc nơi họ bán đĩa nhạc CD trong các cửa hàng vật lí. Nó cho Apple vị thế kẻ chi phối thị trường trong hai năm. Nó cũng phá vỡ ngành công nghiệp phần cứng MP3 và đẩy phần lớn các đối thủ cạnh tranh của Applevào phá sản. Apple KHÔNG phải là công ty đầu tiên phát triển MP3 trên thị trường. Đã có ít nhất 65 công ty được thành lập vững chắc bán máy nghe MP3 như Sonny, Panasonic, Samsung, Rio, Diamond, SanDisk, Zune, Casio v.v. Tất cả các công ty này đều rất thành công mãi cho tới khi họ bị Apple đi nhanh hơn vượt qua.

Mô hình doanh nghiệp của Steve Jobs về iPod và iTunes: Giá trị (sản phẩm hay dịch vụ – trải nghiệm âm nhạc không dừng), Khách hàng (những người muốn nghe nhạc); Kênh (cách bạn vươn tới khách hàng và chuyển giao giá trị – Cửa hàng trực tuyến Apple và cửa hàng bán đồ điện tử); Quan hệ khách hàng (cách bạn có được khách hàng, giữ họ và tăng trưởng họ và thu được nhiều khách hàng hơn – Tên thương hiệu giữ cho họ chuyển sang sản phẩm của Apple); Thu nhập (bạn làm ra bao nhiêu tiền – Cửa hàng iTunes làm tiền bằng việc bán nhạc, thu nhập phần cứng iPods); Chi phí (bạn chi bao nhiêu tiền để tạo ra giá trị – chi phí về người, tiếp thị, bán hàng và chế tạo); Tài nguyên (bạn cần cái gì để phát triển giá trị – Người, thương hiện Apple, nhạc, iTunes, iPod) Hoạt động (điều bạn phải làm – thiết kế phần cứng tới hoàn hảo và người tiếp thị giỏi nhất) và Quan hệ đối tác (bạn phải làm việc cùng ai để tối ưu giá trị? – công ty âm nhạc, người chế tạo phần cứng).

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem