Thực thi công ty khởi nghiệp

Trong vài năm qua, tôi đã tham dự nhiều cuộc hội nghị công ty khởi nghiệp công nghệ nơi các nhà doanh nghiệp chia sẻ ý tưởng của họ. Tôi thấy rằng nhiều nhà doanh nghiệp thích nói về ý tưởng của họ hay các mẫu hình của họ, nhưng ít người nói về việc thực thi của họ hay điều họ đã học được bằng việc làm công ty khởi nghiệp. Tôi bao giờ cũng dạy cho sinh viên của tôi: "Ý tưởng là tốt nhưng thành công trong doanh nghiệp khởi nghiệp là về cách các em thực hiện nó và quản lí công ty của các em để làm cho mọi việc được thực hiện. Nói thì dễ, dễ đi tới các ý tưởng, nhưng công ty khởi nghiệp là về làm ra tiền và đột phá thị trường."

Nhiều nhà doanh nghiệp thích nói về các mẫu hình của họ như Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg và Elon Musk nhưng phần lớn trong số các câu chuyện đó là "huyền thoại" hay "trang điểm" hơn là thực tại. Tôi thường dạy cho sinh viên: "Những người này đã không bắt đầu công ty của họ bởi bản thân họ mà có nhiều người đã giúp họ. Những người "vô danh" này đã làm cho mọi sự xảy ra. Những người như Bill Gates hay Steve Jobs đã thành công bởi vì họ có nhiều người tài làm việc cho họ. Thách thức cho mọi công ty khởi nghiệp là tìm ra người có kĩ năng đúng để làm cho mọi thứ được thực hiện. Một mình ý tưởng không làm ra thành công cho công ty khởi nghiệp, nhưng con người làm cho thành công. Một trong những lí do làm cho công ty khởi nghiệp thất bại là vì những người sáng lập không có kĩ năng để quản lí con người. Nhà doanh nghiệp phải biết họ KHÔNG biết và sẵn lòng học hỏi, phát triển kĩ năng mới, ngay cả từ sai lầm. Steve Jobs đã thừa nhận rằng ông ấy không biết về quản lí công ty, cho nên ông ấy đã thuê người khác để giúp, nhưng không có tri thức doanh nghiệp, ông ấy đã để cho họ kiểm soát công rồi đuổi ông ấy để chiếm công ty. Ông ấy nói: "Tôi đã phải nuốt viên thuốc đắng hơn, nhưng tôi cũng học từ điều đó. Bài học này đáng giá với số tiền." Vấn đề ngày nay là nhiều nhà doanh nghiệp không biết mấy nhưng GIẢ VỜ biết mọi thứ, họ thường có thái đội kiêu căng "biết tuốt", và đó là lí do tại sao nhiều người thất bại."

Nhà doanh nghiệp thành công biết cách thuê người thông minh và có kinh nghiệm để chuyển ý tưởng thành sản phẩm kinh doanh. Họ biết cách đặt mục đích doanh nghiệp và các độ đo để theo dõi tiến bộ của họ. Họ biết cách trao đổi viễn kiến của họ với người khác và thực hiện nó trong các hoạt động hàng ngày. Họ học lắng nghe khách hàng, giám sát thị trường và sẵn lòng thay đổi ý tưởng khi cần. Một doanh nghiệp khởi nghiệp cần khách hàng cho nên nhà doanh nghiệp phải biết cách lắng nghe cẩn thận và chuyển giao giải pháp cho khách hàng và giữ cho họ thoả mãn. Một khi công ty khởi nghiệp bắt đầu có khách hàng, đó là việc kinh doanh, và qui tắc của kinh doanh là phải sinh lời được cho nên nhà doanh nghiệp phải rất cẩn thận về việc quản lí tiền của họ. Sai lầm thông thường mà nhiều nhà doanh nghiệp phạm phải là cố gây ấn tượng cho người khác với những danh hiệu to lớn như "Giám đốc điều hành" hay "Chủ tịch" và chi tiền như họ là người giầu. Tôi bao giờ cũng khuyên sinh viên của tôi: "Các em chỉ mới bắt đầu một công ty nhỏ và đang tìm khách hàng để làm ra tiền cho nên đừng đóng vai như các em là ai đó. Danh hiệu tốt nhất các em có thể tự gọi mình là "Người sáng lập" của công ty khởi nghiệp. Các em sẽ không gây ấn tượng được lên các nhà đầu tư hay khách hàng với danh hiệu lớn của doanh nghiệp truyền thống vì nó không có nghĩa vào lúc đó. Là người sáng lập, các em là tấm gương vai trò cho tổ của các em. Các thành viên tổ đi theo tấm gương của người họ tôn kính. Nếu các em đóng vai như ai đó, họ sẽ đi theo với mọi kiểu danh hiệu và mọi người lâm vào thái độ kiêu ngạo và điều đó là không tốt cho doanh nghiệp."

Nhà doanh nghiệp giỏi làm việc cần mẫn để vượt qua các chướng ngại và bao giờ cũng biết giới hạn của họ. Họ làm tiến bộ từng bước một và dần dần tăng trưởng cho tới khi họ đạt tới mục đích của họ. Họ tích cực tìm kiếm phản hồi từ khách hàng để cải tiến sản phẩm của họ. Họ sẵn sàng học và thay đổi dựa trên cái vào mới và linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi trong thị trường. Công ty khởi nghiệp là doanh nghiệp rủi ro, nhưng phần thưởng có thể là lớn, nếu bạn đang đầu tư thời gian và nỗ lực của bạn và sẵn lòng học từ sai lầm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem