Thế hệ lầm lì nhất
Tuần trước, tôi đọc cuốn sách “Thế hệ lầm lì nhất” do Mark Bauerlein viết và tôi bị choáng bởi tác động của công nghệ lên nhiều người, đặc biệt thanh niên ngày nay. Trong cuốn sách này, tác giả để lộ những sự kiện rối loạn và không thoải mái mà công nghệ đang biến thanh niên thành “thế hệ lầm lì nhất từng có trong lịch sử”. Ông ấy viết: “Thanh niên ngày nay chỉ quan tâm tới bản thân họ. Người 15 hay 18 tuổi chăm nom về cái gì? Họ chăm nom về điều mọi người 15 hay 18 tuổi khác đang làm, và bất kì cái gì đặt họ vào trong tiếp xúc lẫn nhau …” Và khi những tin tức quan trọng tới, họ nghĩ “Ai chăm lo về cái gì đó xảy ra nơi xa xôi ở Anh hay ở châu Phi khi họ có thể nói về điều đã xảy ra tại bữa tiệc cuối tuần của họ?” Khi bố mẹ họ yêu cầu con cái họ học, ông ấy viết: “Nhiều người sẽ đi vào phòng của họ, mở facebook và bắt đầu chat với người khác.”
Tác giả than rằng “Thời đại số thức đã thay đổi cái gì đó nền tảng về cấu trúc gia đình, và kết quả là ở chỗ thanh niên ít gần gũi dưới sự hướng dẫn của người lớn hơn trước đây. Bây giờ họ có thể bỏ qua bố mẹ họ theo đủ mọi cách trong thời kì thanh thiếu niên, và điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây trong lịch sử loài người. Nếu bị bỏ không kiểm tra, những phát triển này có thể làm nảy sinh “thời đại đen tối của dốt nát.” Ông ấy cảnh báo các bậc cha mẹ: “Thay đổi phải tới từ bố mẹ và thầy cô giáo. Bố mẹ phải học cảnh giác hơn …. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều bố mẹ thậm chí vẫn không biết con cái họ có tài khoản Facebook hay tài khoảnh phương tiện xã hội khác. Họ không biết môi trường xã hội mạnh thế nào với đứa con 13 tuổi ….”
Bauerlein chia sẻ một trong những lời khuyên của ông ấy cho sinh viên đại học: “Tôi nói chuyện với một em trai 18 tuổi, người không đọc gì mấy và tôi nói, ‘Em đang ở đại học và chỉ gặp cô gái mơ của em. Cô ấy đưa em về nhà để gặp bố mẹ cô ấy. Qua bàn ăn tối, bố cô ấy nói cái gì đó về Ronald Reagan, còn em thậm chí không biết ông ta là ai. Đoán xem cái gì nào? Em chỉ đi vào trong ý kiến của họ và có lẽ chỉ vào trong cái nhìn của bạn gái của em. Đó là điều em muốn sao?”
Cho dù Bauerlein hội tụ chủ yếu vào thanh niên Mĩ, điều đó cũng có thể là lời cảnh báo cho thanh niên từ các nước khác nữa. Theo một khảo cứu toàn cầu từ Trung tâm nghiên cứu Pew, ngày nay ít sinh viên đại học Đọc sách và phần lớn những người độ tuổi 18-34 ít hiểu biết về biến cố hiện thời hơn là thế hệ trước. Khảo cứu này thấy rằng trên khắp thế giới, phần lớn thanh niên chỉ đọc Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, WeChat, và các phương tiện xã hội khác, điều làm cho họ không đọc và học cái gì có nghĩa mà chỉ những thứ vô giá trị và không cần thiết.
Là một giáo sư công nghệ, tôi cũng để ý rằng nhiều học sinh không biết gì mấy về các biến cố hiện thời. Tất nhiên, họ phải đọc sách giáo khoa và học về công nghệ nhưng bên cạnh lĩnh vực này, họ không biết gì mấy về các thứ khác. Một trong những mục đích của giáo dục là giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy theo cách riêng của họ. Tư duy độc lập là tính cách của người đưa ra phán xét về thông tin liệu nó là đúng hay hợp lí không. Bằng việc không đọc mấy, bằng việc bỏ qua mọi thông tin quanh họ mà chỉ hội tụ vào lĩnh vực nhỏ, học sinh sẽ không có khả năng tư duy độc lập và dễ dàng chấp nhận bất kì cái gì họ được dạy và hiếm khi nghi vấn thông tin liệu nó có nghĩa hay không. Tư duy độc lập là kĩ năng mềm quan trọng, đặc biệt trong làm việc tổ nơi họ chia sẻ các ý tưởng khác với người khác và đôi khi yêu cầu việc giải thích rõ ràng. Không có khả năng hiểu và diễn đạt tư duy của mình, học sinh sẽ bị buộc phải đi theo ai đó hay cái gì đó, điều sẽ gây trở ngại cho tiến bộ của họ.
Một người quản lí cấp cao có lần đã nói với tôi: “Một trong những câu hỏi ưa thích của tôi trong phỏng vấn là: “Nói cho tôi về những cuốn sách mà bạn đọc trong ba tháng qua.” Và nhiều ứng cử viên không nêu được ngay cả một cái tên. Ông ấy than: “Nếu tôi hỏi họ về thuật giải, các nền, hay ngôn ngữ viết mã họ có thể nói cả giờ. Là sinh viên đại học, làm sao họ không biết cái gì thế thế giới mà họ đang sống trong đó?” Khi tôi nói với sinh viên của tôi về điều này, nhiều người bảo tôi rằng họ không có thời gian đọc nhưng khi tôi hỏi họ về ai nói gì trong Facebook hay Twitter hôm nay, họ có lẽ có thể trích dẫn ngay cả lời của những người đó.
Đọc là thói quen phải được phát triển sớm khi trẻ em còn nhỏ. Không giúp chúng bắt đầu đọc và yêu đọc trên cơ sở đều đặn, cho dù chỉ vài phút hay nửa giờ một ngày, chúng có thể bỏ lỡ nhiều điều trong cuộc sống của chúng. Là bố mẹ, cho dù bạn không thích thú đọc sách cho bản thân bạn, sao không đọc chuyện cho con bạn? Bạn đang cho chúng món quà lớn, điều sẽ chuẩn bị cho chúng vào trường học, vào cuộc sống và cũng xây dựng mối quan hệ với bạn. Tri thức là quí giá và không nên bị bỏ phí hoài.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
- Wiki hóa: https://kipkis.com