Thất bại của công ty khởi nghiệp ở châu Á

Ngày nay "công ty khởi nghiệp" đã trở thành một xu hướng trên khắp thế giới, dễ bắt đầu một công ty hơn trước đây, nhưng nó cũng khó sống sót hơn. Sự kiện là ít hơn 1% các công ty khởi nghiệp sống sót được có nghĩa là cứ một trăm công ty khởi nghiệp, không có được một công ty sẽ sống sót; và với mỗi trăm công ty khởi nghiệp sống sót, chỉ một hay hai công ty làm được trên triệu đô la.

Trong nhiều năm dạy "Khởi nghiệp" ở châu Á, tôi đã thấy rằng nguyên nhân số một cho thất bại của các công ty khởi nghiệp là người sáng lập hội tụ quá nhiều vào công nghệ nhưng không vào doanh nghiệp. Các nhà doanh nghiệp châu Á phần lớn là các sinh viên công nghệ; họ thông minh và say mê về bắt đầu công ty của họ, nhưng nhiều người có kinh nghiệm giới hạn trong doanh nghiệp. Tôi bao giờ cũng dạy công thức "công ty khởi nghiệp" nền tảng: "Đầu tiên tìm khách hàng, xây dựng công ty sau." Các nhà doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng một ý tưởng và xây dựng bản mẫu rồi cố tìm khách hàng người sẽ trả tiền cho sản phẩm này nếu họ hoàn thành nó. Chừng nào họ chưa có đủ khách hàng để biện minh cho kinh doanh, họ không nên bắt đầu công ty.

Lí do thứ hai cho thất bại của công ty khởi nghiệp là làm việc tổ; các nhà doanh nghiệp châu Á giỏi trong kĩ thuật nhưng không giỏi trong làm việc tổ. Xung đột giữa các thành viên tổ xảy ra mọi lúc, và đó là lí do tại sao nhiều công ty khởi nghiệp thất bại. Xung đột tổ thường xảy ra khi thu nhập đang chảy vào, và các thành viên bắt đầu đặt bản thân họ vào các vai trò và ích lợi nào đó trước khi công ty đủ ổn định để sống còn. Các thành viên của tổ phải hiểu rằng họ là một phần của cái toàn thể. Từng thành viên đều giữ một vai trò và đóng góp tương ứng. Các công ty khởi nghiệp nên có người lãnh đạo mạnh, người đảm bảo rằng mọi thành viên đều vận hành tốt nhất theo năng lực của họ.

Trong kinh doanh của công ty khởi nghiệp, có nhiều lên và xuống vì mọi thứ thay đổi, thị trường thay đổi và công nghệ thay đổi. Điều đã là ý tưởng hay năm trước có thể không còn hợp thức cho hôm nay cho nên các công ty khởi nghiệp phải học để linh hoạt và điều chỉnh nhanh chóng đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Lí do thứ ba của việc thất bại của các công ty khởi nghiệp châu Á là ngần ngại thay đổi. Trong nhiều năm dạy về "Khởi nghiệp," tôi chưa bao giờ thấy một ý tưởng kéo dài từ lúc bắt đầu cho tới kết thúc. Ý tưởng bao giờ cũng thay đổi cũng như sản phẩm; đó là bản chất của công ty khởi nghiệp để đáp ứng với thay đổi thị trường. Nhà doanh nghiệp phải linh hoạt và thay đổi sản phẩm của họ để đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Điều đó có nghĩa là họ phải là "người học cả đời" và bao giờ cũng sẵn sàng học những điều mới. Nhà doanh nghiệp giỏi nhất học nhanh chóng từ kinh nghiệm riêng của họ. Họ học từ sai lầm, học từ thất bại, học công nghệ mới, học về thị trường, học về khách hàng, và học về doanh nghiệp. Nếu họ không thích học và thích ứng, họ sẽ thất bại.

Lí do thứ tư cho nhiều thất bại của công ty khởi nghiệp là việc quá tự tin vào ý tưởng của họ. Kinh doanh của công ty khởi nghiệp là rủi ro; không có an toàn trong kinh doanh này. Để thành công, nhà doanh nghiệp phải giám sát thị trường để hiểu các thực tại kinh doanh hiện thời và sẵn sàng phản ứng với bất kì rủi ro nào. Nhiều nhà doanh nghiệp châu Á có xu hướng hội tụ vào cách nhìn riêng của họ và bỏ qua thay đổi thị trường hiện thời. Họ hiếm khi giám sát xu hướng thị trường, họ không đọc tin tức công nghệ, nhiều người có tri thức giới hạn về điều xảy ra bên ngoài nước họ. Cho dù họ tự hào về bản thân mình "không từ bỏ" dưới sức ép thị trường nhưng ít người nhận ra rằng kinh doanh của công ty khởi nghiệp đầy những cạnh tranh và những kẻ cạnh tranh có thể tới từ bất kì nước nào và có thể không từ cùng một nước. Thiếu tri thức về thị trường toàn cầu, ngay cả một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn tới thảm hoạ kinh doanh.

Lí do thứ năm cho thất bại của công ty khởi nghiệp là việc không có khả năng giải quyết với tính bất định của thị trường. Các nhà doanh nghiệp châu Á làm việc tốt trong thị trường ổn định nơi họ có thể lập kế hoạch, tổ chức và thực thi. Tuy nhiên, trong khủng hoảng, nhiều thành viên tổ thường nản chí, và xung đột thường xảy ra. Một tổ tốt nên lôi kéo sức mạnh lẫn nhau, và giúp người khác giải quyết các vấn đề. Phương pháp quản lí này có tên là "lãnh đạo phân bố," bước lên nhận trách nhiệm khi được cần, và bước xuống và cho phép người khác nhận trách nhiệm vẫn còn là một ý tưởng mới ở châu Á. Nhiều người giả định địa vị và chức vụ là quyền lực và ngần ngại cho phép người khác bước lên, cho dù họ không thể giải quyết được khủng hoảng, và đó là một lí do chính để kéo tụt công ty khởi nghiệp xuống. Nhà doanh nghiệp cần học cách bước lên khi có khủng hoảng và giải quyết các việc làm chậm công việc. Sửa vấn đề, không đổ lỗi cho người khác. Và làm dịu xung đột, giúp cho công ty khởi nghiệp phục hồi.

Để thành công trong công ty khởi nghiệp, các kĩ năng kĩ thuật là không đủ. Nhà doanh nghiệp phải học làm việc dưới sức ép, sẵn sàng thay đổi khi thị trường thay đổi và nhìn vào vấn đề như thách thức cần vượt qua, và giữ tâm trí mở để học, bao gồm cả việc học từ thất bại. Là nhà doanh nghiệp, họ cần hiểu rằng họ không thể thành công nếu không hội tụ vào việc nhận rủi ro và không làm việc cùng nhau để đạt tới mục đích chung.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem