Thảo luận trên lớp/2

Thảo luận trên lớp/2

Một giáo sư nói với tôi: “Tôi không thích phương pháp dạy mới để học sinh thảo luận trong lớp. Họ ở đó để học và họ phải nghe điều tôi dạy chứ. Cho phép học sinh thảo luận trong lớp làm phí thời gian vì tôi không thấy ích lợi nào trong việc làm điều đó.”

Tôi có thể hiểu tại sao một số người hoài nghi về phương pháp dạy mới vì thói quen cũ không dễ đổi. Câu hỏi của tôi là làm sao giáo sư biết được liệu học sinh có học được gì không khi thầy chỉ đọc bài giảng? Làm sao giáo sư biết liệu học sinh đang nghe, đang học hay gửi nhắn tin, đọc emails, chơi trò chơi máy tính trong máy tính hay điện thoại di động của họ? Việc dạy KHÔNG chỉ là đọc bài giảng mà còn là động viên học sinh học và thu nhận tri thức bằng bất kì phương tiện nào có thể có.

Ngày nay phần lớn các sinh viên đều rất tích cực. Họ KHÔNG muốn ngồi im lặng và nghe chút nào nữa. Để động viên việc học tập, bạn cần phương pháp khác. Tôi thấy rằng học sinh ưa thích thảo luận trên lớp và đôi khi thảo luận trực tuyến sau lớp. Có hai kiểu học sinh: Kiểu thứ nhất chỉ nghe để thu nhận ý tưởng và khi họ thảo luận, họ chỉ muốn chắc rằng ý tưởng của họ là đúng vì họ học những điều có thể có trong bài thi. Kiểu này về căn bản là “người học nông”, chỉ học đủ để qua môn học. Kiểu thứ hai tham gia vào thảo luận để phát triển ý tưởng hay dùng các ý tưởng của người khác để cải tiến tư duy của riêng họ. Họ thường thách thức các ý tưởng, hỏi các câu hỏi để làm sáng tỏ hiểu biết của họ rồi đưa ra hiểu biết đầy đủ hơn. Kiểu này thực sự là “người học sâu” thu nhận tri thức để được dùng khi họ cần.

Không phải tất cả học sinh đều hiểu việc học qua thảo luận trên lớp. Một số tin đó là cái gì đó giáo sư yêu cầu họ thực hiện để lấp đầy thời gian. Số khác nghĩ giáo sư có thể không có thời gian chuẩn bị cho nên họ thay thế bằng việc có buổi thảo luận. Rất ít người biết rằng chuẩn bị cho thảo luận trên lớp yêu cầu nhiều thời gian và công sức hơn đọc bài giảng. Để tránh hiểu lầm, tôi thường giải thích tại sao thảo luận các ý tưởng làm dễ dàng cho việc học hơn chỉ nghe bài giảng. Tôi bao giờ cũng đặt mục đích học tập, giải thích mong đợi của tôi, và điều sinh viên có thể hoàn thành sau mỗi thảo luận.

Tôi thường bắt đầu thảo luận bằng việc nêu ra vấn đề hay câu hỏi, cho phép một số học sinh giải quyết hay trả lời rồi yêu cầu lớp thảo luận về ý tưởng giải pháp của họ. Khi học sinh đang thảo luận, tôi viết các ý tưởng then chốt của họ lên bảng hay vào laptop của tôi nối với máy chiếu để cho học sinh có thể thấy điều tôi viết ra. Tôi thích động viên học sinh để thách thức ý tưởng hay giải pháp để cho thảo luận có thể đi nhiều vào chiều sâu. Đến cuối, học sinh có thể đi tới hiểu biết đầy đủ về toàn bộ vấn đề. Khi thảo luận xong, tôi bao giờ cũng cho học sinh vài phút để ghi chép lại những ý tưởng quan trọng tới trong thảo luận. Để đảm bảo rằng học sinh có học, tôi thường hỏi lại họ trong buổi lên lớp tiếp và hỏi liệu ai còn có ý kiến khác mà họ muốn chia sẻ không. Để thiết lập thảo luận có trật tự, tôi đặt ra rõ ràng các qui tắc cho lớp như: Học sinh phải nghe người đang nói; chỉ một người nói vào mỗi lúc; không ngắt lời hay cười trong thảo luận; và mọi người phải tham gia – không ngoại lệ. Nếu không ai tình nguyện nói, tôi sẽ gọi từng học sinh theo tên.

Với lớp kích cỡ lớn hơn, tôi yêu cầu từng học sinh quay sang học sinh ngồi cạnh mình để thảo luận trong 2 phút để cho mọi người có thể bày tỏ ý tưởng riêng của mình. Sau rốt, từng đôi được nhóm lại với đôi khác thành một tổ bốn người để tiếp tục thảo luận thêm vài phút nữa. Từng tổ bốn người có thể được gộp nhóm thành tổ tám người để cho thảo luận có thể trở nên sinh động hơn. Tôi thấy rằng tám người là kích cỡ tối đa tổ có thể còn vẫn rất năng suất. Ở bước cuối cùng, một đại diện của tổ được yêu cầu chia sẻ ý nghĩ của họ với cả lớp và đây là bắt đầu thảo luận lớp giữa các tổ. Kĩ thuật này là hiệu quả để có đáp ứng nhanh chóng từ học sinh. Nó cho phép học sinh đưa ra các ý tưởng cho tới khi bạn bảo họ dừng lại và điều đó cho phép học sinh có cơ hội học tập lẫn nhau. Bằng việc có thảo luận tổ, học sinh có thể sinh ra nhiều ý tưởng trong một khoảng thời gian đã cho. Tất nhiên, tôi giám sát lớp để đảm bảo sự tham gia bình đẳng xảy ra.

Trong hầu hết các môn học của tôi, điểm tham gia là 30% của tổng điểm. Bằng việc thực hành thảo luận trên lớp, học sinh học về việc nói cho đông người nghe, tổ chức mọi thứ một cách nhanh chóng, lắng nghe người khác, thương lượng các ý tưởng then chốt, phân tích tình huống và hành động nhanh, và cuối cùng thu được tự tin hơn vào khả năng của họ để làm chủ “kĩ năng mềm” và tri thức về chủ đề của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com