Thảo luận trên lớp

Tôi tin rằng sinh viên học tốt nhất khi họ tham gia vào thảo luận trên lớp. Thay vì “thụ động”, họ có thể “chủ động” vì học tập là phải chủ động tích cực. Tất nhiên, làm cho sinh viên tham gia, trong khi trong nhiều năm họ được bảo phải “ngồi yên và nghe” là rất khó.

Trong lớp sinh viên dễ dàng bị sao lãng, khó duy trì tập trung khi mọi điều họ nghe là thầy nói. Bằng việc cho phép họ nghe tiếng nói của sinh viên khác diễn đạt cách nhìn của họ sẽ giữ cho họ được tỉnh táo. Một câu hỏi hay có thể tạo ra quan tâm, làm cho họ tự hỏi tại sao, làm cho họ nghĩ, và động viên họ tham gia. Khi sinh viên hỏi câu hỏi, tôi thường yêu cầu họ lặp lại câu hỏi để lôi kéo sự chú ý của người khác. Thỉnh thoảng tôi sẽ viết nó lên bảng, cho phép có thời gian để sinh viên khác nghĩ về câu trả lời trước khi hỏi liệu ai đó có thể trả lời cho câu hỏi này không. Bằng việc lắng nghe câu trả lời, tôi có thể xác định việc hiểu của họ và đánh giá liệu lớp có hiểu nội dung hay không. Trong trường hợp đó, tôi có thể sửa lại nó, hay giúp cho sinh viên sửa nó khi họ không hiểu nó được rõ ràng.

Có thảo luận trên lớp cũng là cách kiểm soát điều xảy ra trong lớp. Thỉnh thoảng sinh viên có thể yên tĩnh chát, nhắn tin trên điện thoại di động, hay có thể mơ màng nhưng họ sẽ được tỉnh táo khi một sinh viên bị gọi lên trả lời cái gì đó. Tất nhiên, họ sẽ đặc biệt chú ý nếu người bạn ngồi cạnh họ bị yêu cầu trả lời câu hỏi.

Trong mọi lớp, có một số người tích cực nói và một số người yên tĩnh. Tôi bao giờ cũng chọn người lãnh đạo thảo luận trên lớp từ nhóm yên tĩnh. Trong trường hợp này, sự tham gia sẽ được phân phối đều nhau thay vì trao cho ai đó nói quá nhiều. Thỉnh thoảng, tôi sẽ yêu cầu các sinh viên bình luận về điều sinh viên khác đã nói hay lãnh đạo việc thảo luận trên lớp về những câu trả lời có thể.

Tôi thích cho sinh viên việc đọc bài trước khi lên lớp, điều họ phải đọc và chuẩn bị trước khi tới lớp. Vào đầu lớp học, tôi thường hỏi những câu hỏi về bài đọc đã được giao hay điều họ đã học từ các phiên trước. Điều đó có thể làm cho sinh viên tới lớp có chuẩn bị. (Trong lớp của tôi, việc tham gia chiếm 30% tổng số điểm.) Để duy trì sự tập trung của họ, tôi cũng nhắc họ rằng khi tôi hỏi câu hỏi hay yêu cầu ai đó lãnh đạo thảo luận về một chủ đề, đó là cái gì đó quan trọng và có lẽ sẽ có trong bài thi.

Tôi ưa thích bắt đầu lớp bằng cái gì đó làm cho sinh viên chú ý và rồi nhanh chóng ôn tập điều đã được nói trong buổi trước để nhắc nhở họ về những điều họ nên ghi nhớ. Trong nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho thảo luận nhiều hơn trên lớp, tôi thường liên hệ các tài liệu trong môn học với các khái niệm khác bên ngoài lớp học. Chẳng hạn, một ý tưởng trong bài đọc được phân công gắn với một câu chuyện trong tin tức thời sự. Thỉnh thoảng tôi sẽ hỏi liệu sinh viên có thể liên hệ chủ đề của bài học với biến cố hiện thời trong tin thời sự hay chia sẻ các bài báo bên ngoài mà có liên quan tới tài liệu được nói tới trong lớp. Chẳng hạn, sinh viên có thể mang tới lớp các sách kĩ thuật hay bài báo trong báo chí mà có liên quan tới chủ đề trong lớp.

Ngày nay, nhiều sinh viên không đọc báo hay sách mà đọc các thứ trên internet. Đó là lí do tại sao tôi cũng khuyến khích sinh viên chia sẻ với bạn cùng lớp một số website có liên quan tới môn học, như website cung cấp thông tin thêm về chủ đề của tài liệu lớp học. Liên hệ tài liệu lớp học với các nguồn bên ngoài như sách, bài báo trong các báo hay blog sẽ cho tôi biết liệu sinh viên có học tích cực chủ đề không.

Bởi vì kĩ năng mềm là bản chất trong bất kì nghề nào, nhưng quan trọng hơn trong nghề kĩ nghệ phần mềm, tôi tin mọi sinh viên phải phát triển khả năng nói trước nhóm. Họ phải biết cách chia sẻ thông tin, hỏi các câu hỏi, hay tranh cãi về giải pháp khác. Kĩ năng trình bày là bản chất trong công nghiệp, đặc biệt trong công nghiệp công nghệ. Nhiều thầy giáo thích tham chiếu tới sách về nói chuyện cho công chúng hay kĩ năng trình bày. Tôi tin rằng sinh viên KHÔNG thể học được những kĩ năng này bằng việc đọc sách nhưng họ phải làm nó trong lớp. Kĩ năng này được phát triển tốt nhất qua thực hành. Họ càng thực hành nhiều, họ càng khá hơn và họ càng khá hơn, họ càng trở nên tự tin hơn. Thực hành kĩ năng này, họ cần nhiều thảo luận trên lớp, nhiều trình bày và nhiều phản hồi từ bạn bè và thầy giáo cho nên họ có thể cải tiến. Thay vì đi học lớp kĩ năng mềm để học kĩ năng trình bày, kĩ năng nói với công chúng, thực tế hầu hết các sinh viên đang “học qua hành” điều đó trên lớp.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com