Quản lí toàn cầu
Với toàn cầu hoá, các công ty đang mở văn phòng trên khắp thế giới để tận dụng ưu thế của công nhân có kĩ năng và chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, mở văn phòng ở nước ngoài là dễ dàng, quản lí nó một cách hiệu quả và hiệu lực là khó hơn rất nhiều. Đây là thách thức chính mà mọi công ty toàn cầu đang đối diện bởi vì quản lí người từ các văn hoá khác, nói các ngôn ngữ khác, có các mức kĩ năng giáo dục khác là cái gì đó ít người biết tới bây giờ. Khi công ty chuyển từ quốc gia sang toàn cầu với các văn phòng và tiện nghi chế tạo trên khắp thế giới, “quản lí người toàn cầu” đang trở thành kĩ năng mấu chốt có nhu cầu rất cao.
Cách quản lí truyền thống xuyên qua biên giới dựa trên mô hình thuộc địa Anh. Hệ thống này nói rằng tổng hành dinh và các chức năng then chốt được đặt ở một vị trí trung tâm, với những người quản lí được phái sang nước ngoài để vận hành các hoạt động địa phương. Trong trường hợp đó, mọi hoạt động địa phương đều phải tuân theo chính sách, qui tắc và chỉ đạo của tổng hành dinh. Hệ thống đó KHÔNG còn có tác dụng nữa. Ngày nay, các công ty toàn cầu phải tuân theo luật pháp của chính quyền địa phương, văn hoá địa phương và nhu cầu địa phương. Chuyển công việc sang nước ngoài nơi có công nhân có kĩ năng yêu cầu vận hành địa phương phải có mức độ độc lập nào đó với tổng hành dinh để hiệu quả và đảm bảo rằng vận hành của họ đáp ứng văn hoá và luật pháp địa phương. Đó là lí do tại sao thay vì phái người quản lí tới vận hành địa phương, các công ty toàn cầu phải thuê người quản lí địa phương và tuỳ thuộc vào họ để quản lí doanh nghiệp cho hiệu quả. Tuy nhiên, điều cực kì khó là tìm ra người đủ phẩm chất có thể vận hành trong cả hai nền văn hoá, và nói hai thứ tiếng. Đó là lí do tại sao có thiếu hụt trầm trọng những người có tài năng này trong gần như mọi nước.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Harvard, các công ty toàn cầu gặp khó khăn tìm người quản lí ở Trung Quốc và khả năng giữ họ làm việc một thời gian. Tỉ lệ quay vòng người quản lí là quãng 70% mỗi năm, điều đó có nghĩa là gần hai phần ba số người đổi việc làm hàng năm. Tìm ai đó biết cách quản lí tốt, nói cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc là rất khó bởi vì toàn cầu hoá còn mới thế và xảy ra nhanh thế, ít người được chuẩn bị cho nó. Cùng điều đó cũng xảy ra ở Ấn Độ. Rất khó tìm ra người quản lí giỏi ở Ấn Độ, nhưng không phải bởi vì ngôn ngữ mà bởi vì phần lớn người quản lí Ấn Độ muốn làm việc ở Mĩ, KHÔNG làm ở Ấn Độ. Nếu họ phải ở Ấn Độ thì họ đòi lương cao bởi vì mọi công ty toàn cầu đều muốn dùng họ, vì có thiếu hụt người quản lí có phẩm chất ở Ấn Độ. Nghiên cứu này cũng thấy rằng Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực tăng trưởng nhanh chóng nhất trên toàn cầu, tìm ra người quản lí CNTT giỏi người có cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng ngôn ngữ là khó. Để hỗ trợ cho công ty làm kinh doanh toàn cầu, công nghệ thông tin được cần tới. Các thứ như mạng truyền thông phải được xây dựng, trung tâm dữ liệu phải được thiết lập, các ứng dụng phải được cài đặt trước khi bất kì doanh nghiệp hay tiện nghi chế tạo nào có thể chuyển tới đó cho nên nhu cầu về những người có kĩ năng trong quản lí hệ thông tin đột nhiên trở thành một trong những kĩ năng được tìm kiếm nhiều nhất.
Quản lí hệ thông tin Information System Management (ISM) không phải là lĩnh vực mới nhưng nó thay đổi nhiều trong vài năm qua. Ngày nay người quản lí ISM có kĩ năng phải hiểu cách cung cấp CNTT như dịch vụ và đảm bảo tính liên tục, tính sẵn có và phẩm chất của dịch vụ được chuyển giao cho công ty và người dùng. Mọi chuyển giao dịch vụ đều phải giải quyết với mức dịch vụ được yêu cầu, tính đứng vững về tài chính và năng lực kết cấu nền CNTT cần thiết. Vài năm trước, quản lí hệ thông tin bị giới hạn vào việc cung cấp dịch vụ kết cấu nền như mạng và kết nối internet, vài máy phục vụ và thiết lập cho vận hành đúng của tổ chức. Tuy nhiên, ngày nay điều này đã thay đổi, vì quản lí hệ thông tin đại diện cho phần quan trọng của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản lí dịch vụ hệ thông tin tốt là cung cấp quản lí chất lượng thích hợp để làm tăng tính hiệu quả của doanh nghiệp; để gióng thẳng các qui trình doanh nghiệp và kết cấu nền CNTT và giảm rủi ro liên kết với dịch vụ CNTT. Với phần lớn các công ty toàn cầu, quản lí lực lượng lao động đa văn hoá, có tài năng, bị rải rác rộng này chưa bao giờ khó khăn hơn.
Khi tôi tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2009 tại Đại Liên, Trung Quốc, vấn đề tìm người quản lí ISM giỏi ở Trung Quốc là vấn đề số một. Tôi nhớ CEO của IBM, Sam Palmisano đã nói về lực lượng lao động toàn cầu: “Vấn đề lớn cho chúng ta là: Bạn có thể tìm ra họ ở đâu? Làm sao bạn phát triển được họ? Làm sao bạn giữ được họ? Làm sao bạn chuyển công việc tới họ hay chuyển họ tới công việc? Nếu chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề này chúng ta sẽ là công ty thành công nhất trên thế giới.” Vài quan chức điều hành từ châu Âu và Mĩ cũng bày tỏ cách nhìn tương tự về khó khăn của họ khi tìm người quản lí ISM địa phương. Khi họ bành trướng doanh nghiệp của họ ra toàn cầu, họ không thể tìm được đủ người quản lí CNTT có tài năng để thiết lập kết cấu nền được cần tới và điều đó làm chậm lại sự bành trướng toàn cầu của họ.
Để giải quyết vấn đề này, có vài giải pháp được gợi ý: Một là nhanh chóng thiết lập chương trình đào tạo Quản lí hệ thông tin (ISM) một cách cục bộ để phát triển những người quản lí dịch vụ CNTT để đáp ứng nhu cầu này. Điều then chốt của chương trình này sẽ là yêu cầu ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để cho khi tốt nghiệp, những sinh viên này sẽ có kĩ năng ngôn ngữ. Giải pháp khác là thuê sinh viên đã tốt nghiệp CNTT địa phương, đem họ về tổng hành dinh để đào tạo họ rồi gửi họ trở về nước họ để quản lí hệ CNTT ở đó. Phần lớn các công ty ở Mĩ đã theo chiến lược này. Năm ngoái, các công ty Mĩ đã thuê vài trăm sinh viên tốt nghiệp người Trung Quốc và Ấn Độ và đem họ sang Mĩ để đào tạo. Tuy nhiên các công ty châu Âu đi theo chiến lược khác. Họ thấy rằng sau khi đem sinh viên tốt nghiệp CNTT tới đó và đào tạo họ tốt, nhiều người từ chối trở về vì họ có thể dễ dàng tìm được việc làm ở châu Âu do thiếu hụt công nhân CNTT. Đó là lí do tại sao phần lớn các công ty Châu Âu đang phân công người quản lí của họ để quản lí các nước ngoài và thuê sinh viên CNTT, đưa họ vào đào tạo tại chỗ với những người quản lí này để cho họ có thể học cho tới khi họ có thể kế tục.
Bất kể liệu nhận được đào tạo địa phương, hay ở nước khác, mọi công ty toàn cầu đều tìm kiếm người quản lí ISM tài năng ở mọi nơi. Không có ai đó người có thể quản lí hệ thông tin mà chỉ có mỗi công nhân CNTT có kĩ năng sẽ không là cách tốt nhất để làm cực đại ích lợi.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com