Phương pháp dạy hiệu quả/2

Phương pháp dạy hiệu quả/2

Một người quản trị nhà trường viết cho tôi: “Mọi năm, chúng tôi đều nhận được các yêu cầu thực hiện phương pháp dạy mới để cải tiến việc học của sinh viên. Điều khó cho chúng tôi là thẩm tra lại liệu phương pháp này có hiệu quả hay không. Chúng tôi muốn cải tiến việc dạy của trường nhưng chúng tôi không thể đơn giản thực hiện phương pháp mới và hi vọng rằng nó có tác dụng. Chúng tôi cần bằng chứng và cách đo để công nhận phương pháp mới. Thầy có gợi ‎ý nào không? ”

Đáp: Có vài phương pháp dạy mới và phần lớn đều có những bằng chứng tốt rằng chúng hiệu quả. Tuy nhiên, một số phương pháp dạy được thiết kế đặc biệt cho mức độ giáo dục đặc biệt. Phương pháp dạy được dùng ở trường tiểu học có thể không hiệu quả ở trường trung học hay đại học. Tôi đã dùng phương pháp học tích cực trong việc dạy của tôi ở mức đại học cho nên tôi chỉ nhắc tới phương pháp này.

Trong phương pháp này, sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ, nơi thầy giáo cung cấp hướng dẫn và giúp tạo ra hoàn cảnh học tập, nơi sinh viên có thể đạt tới mức độ học tập cao hơn và sâu hơn. Trong phương pháp này, thầy giáo tổ chức tài liệu môn học thành những đơn vị nhỏ hơn, từng đơn vị có mục đích học rõ ràng rồi kiểm tiến bộ của sinh viên tại cuối của từng đơn vị. Kết quả được dùng để cung cấp phản hồi ngay lập tức cho sinh viên để cho họ biết liệu họ đã đạt tới mục đích học tập hay liệu họ vẫn có khó khăn và cần hỗ trợ thêm. Tôi thường chia các khái niệm và kĩ năng mà tôi muốn sinh viên học ra thành các đơn vị; mỗi đơn vị lại yêu cầu thời gian quãng hai tuần học. Sinh viên đọc tài liệu được phân công TRƯỚC khi tới lớp rồi tham gia vào trong thảo luận trên lớp nơi họ diễn đạt hiểu biết của họ dựa trên các câu hỏi tôi hỏi. Tôi theo sát thảo luận của họ và nếu cần, làm sửa chữa hay đào sâu các khái niệm hơn để giúp họ hiểu nhiều hơn. Tiếp sau các hoạt động hai tuần này, tôi thực hiện một bài kiểm tra để nhận diện điều sinh viên đã học tốt hay chỗ họ vẫn cần làm việc thêm. Bài kiểm tra này bao quát các khái niệm chung (Cái gì), các hoạt động ứng dụng thực hành (Thế nào) các gợi ‎ý tường minh (Tại sao) và các câu hỏi thăm dò (Cái gì xảy ra nếu) để khuyến khích điều sinh viên phải làm để làm chủ kết quả học tập (các mục đích mức sâu hơn).

Sau khi hoàn thành từng bài kiểm tra, tôi tiến hành buổi ôn tập đơn vị nơi một số vấn đề có thể được thảo luận nhưng thay vì cho họ câu trả lời đúng, tôi yêu cầu sinh viên tự họ đi tới câu trả lời. Chẳng hạn, tôi nói: “Trong đơn vị học tập vừa qua, 25% số các em đã bỏ lỡ khái niệm về “Sắp xếp vun đống” và độ phức tạp của nó. Thầy muốn mời ai đó lên bảng và giải thích lại nó một lần nữa cho cả lớp?” Sau khi sinh viên tình nguyện ôn lại khái niệm này cùng lớp, tôi muốn chắc rằng mọi người đều đã học nó tốt, nên cho vài nhiệm vụ nhỏ để sinh viên làm tại lớp để thẩm tra rằng tất cả họ đều hiểu khái niệm này. Chẳng hạn: “Chuyển đống cực đại thành đống cực tiểu?” nơi sinh viên phải giải thích cách họ làm nó từng bước một như: “Sắp xếp vun đống các phần từ bằng việc xoá phần tử đầu tiên khỏi đỉnh và chèn nó vào đáy và làm điều này “n” lần. Vì có log (n+1) mức và một phần tử bị xoá ở mọi mức cho nên độ phức tạp của nó là O (nlogn).” Việc ôn tập cũng giúp làm phong phú hay mở rộng hiểu biết của họ bằng việc để cho sinh viên chứng tỏ tính hiệu quả của họ với đơn vị học tập trước khi tiếp tục sang đơn vị tiếp. Bằng việc phân chia tài liệu thành các đơn vị hai tuần với mục đích học tập và thẩm tra kết quả học tập cứ hai tuần một, tôi có thể chắc rằng sinh viên đã học tài liệu tốt và đã phát triển kĩ năng được cần để áp dụng khái niệm vào bất kì khi nào họ cần.

Tôi nghĩ phương pháp dạy truyền thống là “không hiệu quả” khi thầy giáo tiếp tục dạy tài liệu mà không biết liệu sinh viên có học các khái niệm hay không. Bằng việc có một kì thi chính vào lúc cuối năm học hay lúc cuối học kì KHÔNG thực sự đo được khả năng học tập hay tri thức của sinh viên. Bài kiểm tra hàng năm đặt nhiều “sức ép không cần thiết” lên sinh viên và khuyến khích họ học “nhồi nhét” cho qua kì thi thay vì phát triển kĩ năng mà họ có thể dùng trong nghề nghiệp của họ. Cách tốt hơn để đo tính hiệu quả của phương pháp dạy là đánh giá họ thường xuyên cứ sau vài tuần để chắc rằng họ đã học tốt trước khi tiếp tục. Một cách tốt để đo tính hiệu quả của phương pháp dạy là KHÔNG đo bao nhiêu sinh viên đỗ kì thi hàng năm mà đo bao nhiêu người trong số họ vẫn còn giữ lại được điều họ đã học và có khả năng áp dụng kĩ năng của họ vào nghề nghiệp của họ lâu sau khi họ tốt nghiệp.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com