Phương pháp dạy hiệu quả

Phương pháp dạy hiệu quả

Tuần trước, một nhóm giáo sư Trung Quốc tới thăm CMU để quan sát cách chúng tôi dạy và nhiều người tới lớp tôi. Họ ngạc nhiên rằng tôi cho sinh viên các câu hỏi hàng tuần và bài kiểm tra hàng tháng. Một giáo sư hỏi: “Tại sao thầy có nhiều bài kiểm tra và câu hỏi thế khi trường chỉ yêu cầu một kì thi cuối cùng vào cuối học kì?

Tôi trả lời: “Giáo dục truyền thống dựa trên một kì thi cuối cùng để đo việc học của sinh viên trong toàn thể học kì. Nó KHÔNG hiệu quả vì sinh viên không biết liệu họ học cái gì đó hay không vì không có chỉ báo về họ học tốt ra sao mãi cho tới bài kiểm tra cuối cùng khi họ đỗ hay trượt. Để thúc đẩy việc học tốt hơn, tôi thiết kế môn học của tôi bằng việc liên tục cho phản hồi cho sinh viên về tiến bộ của họ hướng tới mục tiêu môn học qua câu hỏi và bài kiểm tra.”

Một giáo sư hỏi: “Thầy có cho rằng sinh viên thích có bài kiểm tra hàng tuần không? Điều đó có nhiều công việc cho thầy không?”

Tôi giải thích: “Lúc ban đầu phần lớn sinh viên ghét điều đó. Họ ưa thích có ít câu hỏi và bài kiểm tra nhất có thể được. Tôi được biết tới là một trong những “giáo sư khắt khe” nhất tại CMU. Tuy nhiên sinh viên đánh giá cao nỗ lực dạy của tôi vì học học được nhiều trong môn học của tôi. Tất nhiên, đó là nhiều công việc vì tôi phải chấm điểm các câu hỏi và bài kiểm tra mọi tuần để cho họ phản hồi. Nhưng đó là cách tôi cung cấp cho sinh viên thông tin về cách họ làm ra tiến bộ hướng tới việc học một kĩ năng hay áp dụng một khái niệm. Việc dạy hiệu quả giúp cho sinh viên biết họ đang ở đâu trong quá trình học tập, họ đang đi đâu, và họ phải học thêm bao nhiêu nữa để đáp ứng mục đích học tập. Tôi muốn sinh viên “thấy” tiến bộ của họ dưới dạng điểm số mà có thể được cộng dồn tới điểm tổng thể ở cuối lớp như là điểm chung cuộc.”

“Việc dạy truyền thống dựa trên tích luỹ tri thức qua “ghi nhớ” và việc sinh viên học được bao nhiêu có thể được đo bởi bài thi ở cuối môn. Đó là cách nhiều sinh viên không học mà đợi cho tới vài tuần cuối để học nhồi nhét mọi thứ vào đầu họ. Họ không thực sự học mà chỉ ghi nhớ mọi thứ và đó là lí do tại sao nhiều người không thể áp dụng được điều họ ghi nhớ vào công việc thực. Điều đó KHÔNG phải là cách dạy hiệu quả vì nhiều người có thể qua được bài kiểm tra rồi quên phần lớn tài liệu sau môn học. Cách nhìn của tôi về việc dạy là cuộc hành trình tiến bộ dần qua tài liệu môn học nơi sinh viên học nhiều mục tiêu nhỏ từ các câu hỏi hàng tuần và bài kiểm tra tháng hướng tới làm chủ toàn thể mục tiêu môn học.”

Một giáo sư hỏi: “Nhưng điều đó yêu cầu thiết kế lại môn học theo các mục tiêu nhỏ hơn đấy sao?”

Tôi trả lời: “Tất nhiên, khái niệm cơ sở là ở chỗ nội dung môn học có thể được tổ chức thành các đơn vị nhỏ hơn, từng đơn vị với mục tiêu riêng của nó nơi việc làm chủ học tập đầy đủ được yêu cầu trước khi chuyển sang đơn vị tiếp. Phương pháp chuyển qua việc hướng dẫn học tập được dựa trên phân công bài đọc, làm câu hỏi hàng tuần và bài kiểm tra hàng thánh như công cụ để nhận diên sinh viên đã học cái gì và đã không học cái gì rồi cung cấp hướng dẫn phụ cho những điều chưa được làm chủ. Câu hỏi hàng tuần của tôi dựa trên vài câu hỏi ngắn để chắc sinh viên hiểu khái niệm cơ sở mà tôi dạy vào tuần đó. Bài kiểm tra hàng tháng hội tụ vào các vấn đề mà sinh viên phải giải quyết bằng việc áp dụng điều họ đã học trước đây. Do đó nó KHÔNG là về chỉ biết lí thuyết mà còn biết áp dụng tri thức.”

Một giáo sư khác hỏi: “Sao thầy quan tâm tới việc học hay không học của sinh viên? Sao không để việc làm kiểm tra chọn ra sinh viên giỏi và sinh viên không giỏi mấy?”

Tôi giải thích: “Quan điểm của tôi về dạy là ở chỗ dưới các điều kiện “dạy thích hợp”, MỌI sinh viên đều có thể học điều được dạy. MỌI sinh viên có thể áp dụng điều họ đã học để làm công việc thực. Tôi tin rằng thái độ học dựa trên THỜI GIAN và KIÊN NHẪN thay vì khả năng. Với việc dạy theo cách này, sinh viên học và thực hành điều họ đã học một cách tương ứng thay vì phương pháp truyền thống đo hiệu năng của sinh viên dựa trên việc qua được bài kiểm tra. Việc dạy của tôi hội tụ vào tiến bộ của sinh viên từ mức cơ sở tới chuyên sâu với việc tăng độ khó và nhu cầu áp dụng nhiều kĩ năng để làm chủ mức tiếp. Nói cách khác, MỌI sinh viên đều có thể học các khái niệm cơ sở và giải quyết những vấn đề dễ khi được cho hướng dẫn đúng để cho họ thu được tự tin rằng họ có thể làm được nó. Khi sinh viên trở nên tinh thông hơn với việc giải quyết vấn đề, tôi cung cấp ít hướng dẫn hơn cho tới khi sinh viên có thể tự mình giải quyết được vấn đề.”

“Cách nhìn của tôi về việc dạy là quá trình kiểm soát các yếu tố học tập mà khởi đầu có thể ở bên ngoài năng lực của sinh viên. Chẳng hạn trong lớp lập trình của tôi, tôi không mong đợi rằng sinh viên có thể bắt đầu viết mã ngay tuần đầu tiên, điều đó ở bên ngoài năng lực của họ. Bằng việc dạy các bước cơ sở như viết một dòng mã mỗi lúc, sinh viên có thể hội tụ vào các yếu tố đơn giản nhất bên trong năng lực của họ. Một khi nhiệm vụ đó được hoàn thành, sinh viên được hướng dẫn chuyển sang nhiệm vụ khác xây dựng trên nhiệm vụ trước. Trong trường hợp này họ học viết vài dòng mã để thực hiện chức năng đơn giản như “chu trình” rồi tiếp tục chuyển sang mục tiêu tiếp. Việc dạy này cho phép sinh viên học một thứ mỗi lúc, đảm bảo họ có thể làm được nó rồi chuyển sang mức tiếp, mở rộng phạm vi học tập và để cho việc đạt tới các nhiệm vụ mà nếu không thì sẽ không thể được. Nó cung cấp tiến bộ trực quan như điểm của từng câu hỏi cho sinh viên và duy trì mối quan tâm của họ vào việc học vì họ đi từ mức này sang mức tiếp có các kinh nghiệm khác nhau khi họ tiến tới mục đích tối thượng. Tất nhiên, các mức thường trở nên khó hơn khi sinh viên đi hướng tới cuối và các kĩ năng họ biểu lộ ở mức cuối cùng sẽ là không thể được nếu không đạt tới các mức trước đó. Trong trường hợp này, KHÔNG sinh viên nào sẽ bị bỏ lại sau vì họ làm tiến bộ một đơn vị mỗi lúc và TẤT CẢ họ cùng học với nhau. Tôi không thích phương pháp chọn lọc loại bỏ sinh viên dựa trên việc đỗ hay trượt ở lúc cuối. Nó KHÔNG hiệu quả và chỉ tạo ra vài sinh viên được chọn lựa. Bằng việc dạy theo cách này, tôi tin chúng ta có thể giáo dục đại trà cho số lớn sinh viên học các khái niệm từ đơn giản tới phức tạp vì chúng ta cung cấp sự khuyến khích và hướng dẫn để cho sinh viên thu được tự tin cho tới khi họ đủ giỏi để học theo cách riêng của họ. Đó là điều tôi coi như mục đích của tôi: Giáo dục sinh viên bằng tri thức để cho họ tận hưởng việc học tập bằng cách khuyến khích họ và để cho họ tiến bộ và áp dụng điều họ đã học từng bước mỗi lúc.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com