Phát minh ra tương lai

Sau Thế chiến 2, kinh tế Nhật Bản đi và suy thoái sâu, bên cạnh mối nhục vì chiến bại, các ngành công nghiệp của họ cũng phải vật lộn để xây dựng lại các cơ xưởng bị phá huỷ. Các công ty đã cố gắng nhiều điều để đưa người của họ trở lại làm việc, tiếp tục kinh doanh của họ, và xây dựng lại nền kinh tế của họ nhưng sau vài năm, không có mấy tiến bộ. Khi họ đã chán nản về giải pháp, một giáo sư người Mĩ có tên Edward Deming tới với một thông điệp táo bạo: "Các bạn thất bại vì phần lớn những người quản lí của các bạn sống trong quá khứ, làm sao họ có thể lập kế hoạch cho tương lai?" Theo nhiều người quản lí Nhật Bản vào thời đó, điều đó đã là cú "sốc" làm họ tổn thương sâu sắc. Một người chủ cơ xưởng nhớ lại: "Chúng tôi đã bị tổn thương sâu sắc và giận dữ lúc đầu nhưng sau một chốc, sau khi tất cả chúng tôi bình tĩnh lại, chúng tôi ngồi cùng nhau và thảo luận về điều cần làm. Nếu chúng tôi tiếp tục cách thức nó đã vậy thì chúng tôi không thấy gì tốt hơn. Cuối cùng chúng tôi nuốt lòng tự hào và hỏi xin lời khuyên." Câu trả lời là thẳng thắn và rõ ràng: "Các bạn có thể tiếp tục xây dựng sản phẩm rẻ, sao chép sản phẩm của người khác, đi theo xu hướng thị trường, và hi vọng điều tốt xảy ra. Hay các bạn có thể xây dựng các sản phẩm chất lượng cao; phát kiến các sản phẩm mới; lập ra xu hướng thị trường, và là "số một." Đó là chọn lựa của các bạn nhưng trong chọn lựa này, các bạn phải thay đổi cách các bạn quản lí công ty của mình. Quên việc lập kế hoạch năm năm của các bạn đi, quên hệ thống cấp bậc cổ của các bạn đi, quên hệ thống kinh doanh "thừa tự" của các bạn và bắt đầu một phong trào mới, một cách thức mới để xây dựng sản phẩm chất lượng cao, và cách mới để quản lí công ty của bạn nhìn tới tương lai. Về căn bản, các bạn phải bắt đầu mọi thứ mới."

Deming đã tạo ra đóng góp lớn cho kinh tế và hệ thống quản lí của Nhật Bản. Trong vòng hai mươi năm, (1956-1976) Nhật Bản đã đi từ đáy của chỉ số kinh tế toàn cầu (tương đương với nhiều nước nghèo ở châu Phi) lên hàng đầu (sau Mĩ và Anh) bởi danh tiếng của nó về sản phẩm chất lượng cao và trở thành một cường quốc kinh tế mới. Ngày nay Deming được coi là có tác động nhiều lên chế tạo và kinh doanh của người Nhật Bản hơn bất kì cá nhân nào khác và đã là anh hùng ở Nhật Bản. Nhiều người coi chu trình "Lập kế hoạch, Làm, Kiểm, Hành động" của ông ấy là qui trình chất lượng lỗi lạc nhất cho chế tạo nhưng ít người biết rằng Deming đã không bắt đầu với qui trình chế tạo mà với hệ thống quản lí. Ông ấy nói cho những người chủ công ty: "Người quản lí bị ảnh hưởng bởi điều họ đã làm, bởi thành công quá khứ của họ. Thực ra, họ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi quá khứ mà họ thường chống lại tương lai. Để làm cho thay đổi xảy ra, mọi thứ phải bắt đầu bằng cấp quản lí." Ông ấy yêu cầu thay đổi trong cấp quản lí từ đỉnh tới đáy và bắt đầu một hệ thống quản lí mới điều vẫn được dùng ở Nhật Bản ngày nay.

Hơn năm mươi năm sau, dường như là lịch sử đang lặp lại bản thân nó. Điều đã xảy ra trong quá khứ ở Nhật Bản đang xảy ra ngày nay trong nhiều nước phương tây. Chúng ta đang thấy các công ty thành công trong quá khứ bị bỏ lại sau vì các công ty khởi nghiệp mới vượt qua họ và thâu tóm thị trường. Điều này là vì phong cách quản lí cũ đã thất bại trong thế giới thay đổi nhanh này vì họ đã bỏ qua nhu cầu cần thay đổi, hay đã thay đổi quá ít, quá trễ. Mười năm trước đây, Blackberries RIM đã phát minh ra "điện thoại thông minh" nhưng ngày nay nó đang vật lộn để sống còn vì Apple và Google đã thâu tóm thị trường di động. Không lâu trước đây, Yahoo đã là công ty internet mạnh nhất nhưng ngày nay nó bị Google đẩy ra ngoài. Sun Micro-system một thời đã là công ty hàng đầu ở Silicon Valley. Nó đã phát minh ra Java và những sản phẩm nguồn phục vụ lớn nhưng sự kiêu căng của nó và bỏ qua những thay đổi công nghệ đã làm cho công ty trượt chân với những tổn thất thu nhập và sa thải nghiêm trọng. Ba mươi năm trước, Dell đã là công ty máy tính cá nhân số một với hàng trăm triệu máy PC được bán. Vì nó được thoả mãn với máy để bàn và laptops, cấp quản lí của nó bỏ qua thị trường đang nổi lên về thiết bị di động như iPhone, iPad và Android. Ngày nay nó đang vật lộn và có thể không sống sót.

Vài năm trước đây, trong cuộc phỏng vấn với báo chí Steve Jobs đã tuyên bố: "Hiện tại là thời gian duy nhất mà mọi thứ xảy ra. Lập kế hoạch cho tương lai là đem tương lai vào trong hiện tại bằng việc tạo ra sản phẩm mà thậm chí không ai biết về sự tồn tại. Đó là cách duy nhất để phát minh ra tương lai." Ngày nay những người quản lí của Apple được đào tạo để bao giờ cũng nhìn vào tương lai cho các sản phẩm phát kiến của nó. Trong khi tuyển người ở CMU, một người quản lí của Apple nói cho lớp của tôi: "Nếu các bạn thực sự muốn đối diện với tương lai, đặt các mục tiêu phấn đấu quá mức đi. Đặt mục tiêu mà mọi người nghĩ là không thể được và làm ngạc nhiên mọi người bằng ý tưởng của bạn. Và đó là điều Steve Jobs ngụ ý bởi "luôn khao khát, cứ dại khờ."

Ngày nay các công ty khởi nghiệp phát kiến đang nhanh chóng chuyển vào thị trường công nhệ với nhiều sinh lực và nhiệt tình hơn bao giờ hết. Phần lớn các nhà doanh nghiệp đều biết rằng họ đang tạo ra không chỉ một doanh nghiệp, một sản phẩm mà còn cả một sự nghiệp vì họ đang phát minh ra tương lai. Không suy nghĩ về tương lai, Steve Jobs sẽ không bao giờ tạo ra máy tính Apple, iPods, iPhone, và iPads v.v. Không suy nghĩ về tương lai mà phần mềm là lực chi phối, Bill Gates chắc sẽ không bao giờ thiết lập ra Microsoft. Không suy nghĩ về tương lai rằng internet sẽ kết nối mọi thứ, Larry Page và Sergei Brin sẽ không bao giờ tạo ra Google. Không suy nghĩ về tương lai rằng mọi người sẽ kết nối với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, Mark Zuckerberg sẽ không bao giờ phát triển Facebook. Danh sách này là vô tận bởi vì mọi lúc tôi tới thăm một đại học, dù là ở Mĩ hay ở châu Á, tôi đều thấy người nào đó đang làm việc trên ý tưởng nào đó mà một ngày nào đó có thể làm thay đổi thế giới. Có nhiều ý tưởng kì diệu, những phát kiến lớn mà thanh niên ngày nay đang phát triển trong lớp của họ, trong các phòng thí nghiệm của họ hay trong ga ra của họ. Tất cả họ đều chia sẻ một chủ đề chung: "Họ đang phát minh ra tương lai."

Từ năm 2008, nhiều công ty lớn và được thành lập vững chắc đã vật lộn vì họ không thể giữ được nhịp theo cùng thị trường thay đổi nhanh. Một nhà phân tích phố Wall đã viết: "Nếu bạn nhìn vào danh sách 100 công ty hàng đầu, quá nửa có thể không sống được trong mười năm tới. Tuy nhiên, có ít nhất một trăm công ty năng nổ và trẻ khác đang nổi lên để thay thế họ. Lí do đơn giản là các công ty già không thể thay đổi được cho dù họ muốn thay đổi. Những người quản lí cấp cao nhất không thể trông đợi những người khác và công ty thay đổi chừng nào họ còn chưa được chuẩn bị để tự thay đổi bản thân họ. Nhu cầu cho việc biến đổi cá nhân này là khó bởi vì phần lớn trong họ đang sống trong quá khứ, và quay lưng lại với tương lai. Họ không có viễn kiến, họ không thể thấy được bên ngoài ngày hôm nay cho nên xu hướng của họ là bám lấy cái quen thuộc thay vì phiêu lưu vào trong cái không biết bởi vì họ sợ và đó là lí do tại sao họ sẽ thất bại."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem