Nhiệm vụ đầu tiên của tôi cho sinh viên

Mọi thầy giáo đều muốn thấy sinh viên học chăm chỉ, trở nên có động cơ và tham gia nhiều vào các hoạt động của lớp. Sự kiện là nhiều sinh viên đại học không biết điều họ muốn. Nhiều người lên lớp mà không có phương hướng, không có mục đích nghề nghiệp, và không có động cơ để học. Nếu sinh viên không tham gia vào trong lớp, họ sẽ không học được mấy và không học, họ sẽ không phát triển các kĩ năng cần cho họ để có được việc làm. Ở mọi nước, có nhiều người tốt nghiệp mà không có việc làm, không có tương lai, không hi vọng, và họ trở thành gánh nặng cho gia đình họ và xã hội.

Nhiều năm trước đây, khi chuẩn bị tài liệu cho lớp “Nhập môn kĩ nghệ phần mềm”, tôi tự hỏi mình “Làm sao mình làm cho các sinh viên 18 hay 19 tuổi này nghĩ được về nghề nghiệp của họ trong lĩnh vực này?” Cho nên tôi quyết định làm một thực nghiệm. Vào ngày đầu tiên của lớp, tôi cho sinh viên một nhiệm vụ và một tuần để làm nó. Tôi nghe nói nhiều sinh viên phàn nàn rằng tôi quá “cứng rắn” bằng việc cho bài tập về nhà ngay ngày đầu của lớp. Nhiệm vụ này yêu cầu từng sinh viên phải trả lời một số câu hỏi để làm cho họ nghĩ về tương lai của họ. Chẳng hạn “Kiểu việc nào em nghĩ em sẽ có được sau khi tốt nghiệp? Kĩ năng nào em cần để có được việc làm đó? Kiểu việc làm nào em nghĩ em sẽ làm khi em 30 tuổi? Em nghĩ em sẽ cần kĩ năng nào vào lúc đó? Em nghĩ kiểu việc nào em sẽ làm khi em 50 tuổi? Em nghĩ em sẽ cần kĩ năng nào vào lúc đó?” Và câu hỏi cuối: “Em có thể là kiểu người nào khi em 65 tuổi.” Sinh viên có thể dùng bất kì tưởng tượng nào để xây dựng viễn kiến cho tương lai của họ nhưng họ phải nghiên cứu và cung cấp cho tôi một số thông tin sự kiện và các kĩ năng được cần.

Ngày nay với internet dễ dàng thu được thông tin về những chức vụ nào đó và kĩ năng được cần. Sinh viên có thể gõ vào một chức vụ mong muốn trong Google rồi họ có thể có được mọi kĩ năng được yêu cầu mà họ cần để hoàn thành bài tập về nhà này. Nhiệm vụ này giúp cho sinh viên kết nối tài liệu môn học với các chức vụ họ có thể làm trong tương lai. Nó giúp cho họ phát triển viễn kiến về nghề nghiệp của họ và giúp cho họ hiểu khác biệt giữa việc làm và nghề nghiệp. Về sau, nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ chưa bao giờ nghĩ về bản thân họ trong tương lai như thế này. Không ai đã yêu cầu họ làm nghiên cứu về nghề nghiệp hay xác định họ có thể có khả năng làm gì trong tương lai. Họ chưa bao giờ biết về những chức vụ nào đó và kĩ năng được yêu cầu mãi cho tới khi làm việc trên nhiệm vụ này. Nhiệm vụ này đã thành công trong việc làm cho sinh viên nghĩ về tương lai của họ và cuộc sống tương lai của họ. Nó cũng giúp cho họ kết nối tài liệu môn học với điều họ sẽ làm trong nghề nghiệp của họ. Bằng việc làm cho sinh viên nghĩ về bản thân họ trong tương lai, họ hiểu về nhu cầu liên tục học và phát triển thái độ học cả đời.

Bằng việc đọc điều sinh viên viết, nó cho tôi nhiều thông tin hơn về sinh viên của tôi. Từng người trong họ đều có những điều thú vị để nói về hi vọng của họ và mơ ước của họ. Cho dù một số người còn ngây thơ nhưng bằng việc biết điều họ biết và điều họ nghĩ, tôi có thể cho họ hướng dẫn tốt hơn. Nhiệm vụ này cũng cung cấp cho tôi cái nhìn sâu hơn vào sinh viên cho nên tôi có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn với họ. Điều đó cũng cho tôi biết về những quan niệm sai nào đó mà một số sinh viên nghĩ về nghề nghiệp của họ điều tôi có thể giải thích và sửa đúng lại cho họ trong môn học của tôi.

Kể từ đó trở đi nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ thực sự thích nó. Mọi năm, tôi nhận được nhiều emails từ các cựu sinh viên những người đang làm việc trong công nghiệp bảo tôi họ đã học được nhiều giá trị từ nhiệm vụ đơn giản này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com