Những câu hỏi khó trong phỏng vấn việc làm

Sinh viên tốt nghiệp thường hỏi tôi: “Em nghĩ rằng em đã làm tốt trong phỏng vấn việc làm nhưng em đã không nhận được việc làm. Em đã trả lời rất tốt mọi câu hỏi kĩ thuật mà họ hỏi. Em không biết tại sao họ đã không thuê em?” Tôi hỏi họ: “Họ có hỏi em cái gì đó bên cạnh những câu hỏi kĩ thuật không?” Nhiều người ngần ngại và thú nhận rằng họ đã không được chuẩn bị cho những kiểu câu hỏi này và có thể không trả lời tốt cho chúng. Đây là những vấn đề chung trong các sinh viên kĩ thuật. Họ hội tụ nhiều thế vào khía cạnh kĩ thuật nhưng bỏ qua khía cạnh hành vi của phỏng vấn.

Trong nhiều năm, tôi đã thu thập “Các câu hỏi phỏng vấn phi kĩ thuật” mà sinh viên thường thấy khó trả lời để giúp họ chuẩn bị. Sau đây là năm câu hỏi trong số đó:

1) "Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?"

Để trả lời câu hỏi này, bạn phải biết cái gì đó về công ty. Trước cuộc phỏng vấn bạn phải nghiên cứu về công ty mà bạn muốn làm việc cho. Nhìn qua website của họ, kiểm báo cáo tài chính của họ, theo dõi tin tức của họ, và “Google” để học cái gì đó về họ. Khi họ hỏi, bạn có thể trả lời với sự tự tin về công ty vì bạn đã biết cái gì đó về họ. Bạn có thể trả lời rằng công ty có thể cung cấp cho bạn công việc thách thức; công ty có danh tiếng tốt mà bạn có thể xây dựng nghề nghiệp của bạn v.v. Chẳng hạn bạn có thể nói: "Tôi không chỉ tìm việc làm. Tôi muốn xây dựng nghề nghiệp với một công ty mạnh như của các ông. Công ti của các ông tạo ra sản phẩm lớn và có tiềm năng phát triển. Tôi chia sẻ viễn kiến của công ty ông và nếu có thể, tôi muốn là một phần của nó."

2) "Bạn muốn làm gì trong năm năm kể từ bây giờ?" hay “Nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì?”

Đây là câu hỏi thông thường để phân tách các ứng cử viên chỉ muốn có việc làm và ai đó muốn xây dựng nghề nghiệp với công ty. Câu trả lời tốt nhất là câu bạn muốn là nhà chuyên nghiệp nơi bạn có thể xây dựng nghề nghiệp. Bạn có thể nói rằng vài năm đầu bạn muốn học về kinh doanh của công ty để cho bạn có thể đóng góp rồi tuỳ theo cơ hội nào có trong công ty mà bạn có thể vào việc chuyên môn hơn. Chẳng hạn: "Từ điều ông đã nói với tôi về tiềm năng, tôi muốn bắt đầu như một người phát triển phần mềm; vài năm kể từ giờ tôi muốn đi lên vị trí người lãnh đạo tổ nơi tôi sẽ lãnh đạo một tổ nhỏ để phát triển sản phẩm. Trong năm hay sáu năm, tôi muốn vào vị trí người quản lí dự án nơi tôi có thể đóng góp cho các mục đích của công ty."

3) "Nói cho tôi về bản thân bạn?"

Nhiều sinh viên coi đây là "câu hỏi gài bẫy" khi một số người dành nhiều thời gian nói về bản thân họ. ĐỪNG phạm sai lầm đó. Người phỏng vấn KHÔNG quan tâm tới đời tư của bạn, tới gia đình bạn hay điều bạn làm đâu. Họ chỉ muốn biết bạn "khớp" thế nào với vị trí mà công ty muốn lấp vào. Bạn cần nghĩ cẩn thận trước khi cho câu trả lời. Tôi khuyên rằng bạn hỏi, "Có khía cạnh đặc biệt nào của nền tảng của tôi mà ông muốn biết thêm thông tin không?" Điều này sẽ buộc người phỏng vấn phải cụ thể hoá và cho phép bạn có thời gian hội tụ vào việc né tránh thảo luận không liên quan. Điều quan trọng với bạn là nhắc tới về việc làm mở ra và kĩ năng họ cần. Bất kì điều gì bạn nói cũng nên tham chiếu tới kĩ năng của bạn và nét nhân cách của bạn như là người chơi trong tổ. Chẳng hạn, "Tôi thích làm việc trong tổ; tôi bao giờ cũng hoà hợp với các thành viên tổ của tôi. Trong dự án capstone, tôi là ngưỡi lãnh đạo tổ nơi tôi hoà hợp với các bạn trong tổ, v.v...” Đây không phải là câu hỏi mà bạn có thể trả lời nhanh chóng. Để một số thời gian để nghĩ về bản thân bạn, và những khía cạnh đó của cuộc đời của bạn mà bạn muốn chia sẻ với những người phỏng vấn.

4) "Tình huống hay vấn đề khó nhất mà bạn đã đối diện là gì?"

Đây là câu hỏi khó khác mà bạn phải cẩn thận khi trả lời. Bạn KHÔNG BAO GIỜ nên nói về vấn đề khó với đồng nghiệp, với người quản lí hay với các giáo sư. Điều đó sẽ chỉ ra rằng bạn là người tiêu cực. Bạn phải chuẩn bị một câu chuyện trong đó tình huống là khó nhưng cũng cho phép bạn chứng tỏ năng lực của bạn để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Yêu cầu cho dự án capstone đã được công ty ngoài trao cho chúng tôi. Họ cho chúng tôi sáu tháng để hoàn thành nhưng khi chúng tôi mới được bốn tháng, họ đổi yêu cầu nhưng không cho chúng tôi thời gian phụ thêm. Chúng tôi phải làm một số thiết kế để đảm bảo rằng phần mềm làm việc tốt với yêu cầu mới. Chúng tôi đã làm việc nhiều giờ nhưng đến cuối chúng tôi thành công v.v." Bạn có thể soạn ra chi tiết nếu bạn muốn. Vì đây là vấn đề chung trong công nghiệp, người phỏng vấn sẽ hiểu rõ điều đó.

5) Tại sao tôi phải thuê anh?

Người phỏng vấn quan tâm tới việc thuê bạn nhưng người đó có thể muốn bạn cho người đó xác nhận cho nên câu trả lời của bạn nên ngắn gọn và chính xác. Nó nên hội tụ vào các khu vực mà kĩ năng của bạn có liên quan tới việc làm mở ra. Bạn nên dùng mô tả việc làm và trả lời nó rõ ràng với kĩ năng của bạn. Chẳng hạn bạn có thể nói: “Các ông cần ai đó có kĩ năng C++, tôi đã học 2 môn trong C++ và được điểm A trong cả hai lớp. Dự án capstone của tôi cũng dùng C++ và tôi là người lãnh đạo tổ, làm hầu hết công việc viết mã và kiểm thử. Ông cần ai đó có kĩ năng lãnh đạo, tôi là người lãnh đạo của dự án Capstone nơi tôi chịu trách nhiệm cho cả kĩ thuật và quản lí dự án tổng thể v.v. Rồi bạn có thể kết luận với: "Tôi có tri thức và kĩ năng mà các ông cần, tôi tin rằng tôi đủ tư cách cho vị trí các ông có. Tôi có mong muốn xây dựng nghề nghiệp vững chắc trong phần mềm và tôi nghĩ công ty ông là điều tôi muốn để xây dựng nghề nghiệp của tôi."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem