Người quản lí mới

Khi các công ty thành công trong một kinh doanh, họ bành trướng sang kinh doanh khác dùng vốn lớn của họ, thương hiệu nổi tiếng, và tri thức chuyên gia về quản lí. Amazon khởi nghiệp như một cửa hàng sách trực tuyến nhưng bây giờ nó trở thành cửa hàng trực tuyến lớn nhất trên thế giới, bán gần như mọi thứ kể cả dịch vụ tính toán mây. Google khởi nghiệp như một công ty về động cơ tìm kiếm nhưng bây giờ nó trở thành công ty phần mềm lớn nhất bán đủ loại phần mềm nhưng Google không dừng ở đó vì nó đang tham gia vào ô tô tự lái nữa. Tuần trước, nó công bố "xe hơi Google” điều làm háo hức nhiều người về chiếc xe của tương lai mà người đi có thể bảo nó nơi họ muốn đi và nó sẽ lái họ tới đó. Alibaba là cửa hàng bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở Trung Quốc cũng công bố rằng nó sẽ mở cửa hàng ở thị trường Mĩ để cạnh tranh với Amazon; và Hoa Vĩ cũng muốn bán điện thoại thông minh của nó ở thị trường Mĩ và châu Âu để cạnh tranh với Apple và Samsung. Một nhà phân tích Phố Wall viết: “Khi nhiều công ty lớn đang bành trướng ra khắp thế giới, phần lớn các công ty kích cỡ nhỏ và vừa sẽ không sống sót vì người chủ và người quản lí của họ không biết cách cạnh tranh hay chuẩn bị cho kiểu cạnh tranh này.”

Trong quá khứ mục đích kinh doanh là làm tăng lợi nhuận nhưng ngày nay mục đích then chốt là tăng trưởng và bành trướng trong thị trường toàn cầu. Một quan chức điều hành giải thích: “Bạn có thể có lợi nhuận tốt trong thị trường địa phương nhưng khi đối thủ cạnh tranh đi vào, đặc biệt nếu họ là các công ty toàn cầu lớn, bạn có thể không sống sót được. Ngày nay nếu công ty của bạn không thể bành trướng và tăng trưởng, bạn sẽ không sinh lời lâu được vì cạnh tranh là dữ dội và xảy ra trên qui mô toàn cầu. Ngày nay người chủ và người quản lí công ty phải hiểu thị trường toàn cầu cũng như công nghệ để quản lí công ty. Đó là lí do tại sao tất cả họ đều cần được đào tạo lại để nghĩ khác với điều họ đã biết. Với toàn cầu hoá, mọi thứ thay đổi. Các công ty kích cỡ nhỏ và trung bình sẽ không có khả năng cạnh tranh trong thị trường toàn cầu như các công ty lớn có thể cạnh tranh; và để quản lí kiểu công ty này, điều quan trọng là mọi người quản lí đều phải được đào tạo lại.”

Trong quá khứ, cấp quản lí được đào tạo như "Quản lí kinh doanh" với chi phí, thu nhập, lợi nhuận nhưng ngày nay nó là KHÔNG đủ. Quản lí mới cũng phải là về "Quản lí công nghệ" với tri thức và kĩ năng công nghệ nào đó để làm tăng hiệu quả và hiệu lực. Ngày nay cấu trúc tổ chức phải trong suốt để cho công nhân biết mọi sự được tổ chức thế nào và ai đó trong từng mức trong tổ chức phải có thẩm quyền để làm quyết định chung cuộc. Nó phải không được lọc qua vài người để lên tới trên đỉnh như hệ thống quan liêu truyền thống nơi những người quản lí từ chối làm quyết định và chờ đợi chỉ đạo từ trên đỉnh. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, ai đó phải rõ ràng trong chỉ đạo để giữ cho mọi sự biến chuyển tương ứng.

Trong quá khứ, chỉ có một cách đúng, một chiều hướng đúng để quản lí mọi người và tất cả đều bắt nguồn từ trên đỉnh. Ngày nay, các công nhân khác nhau cần được quản lí một cách khác nhau, vì người quản lí không "quản lí" thêm nữa mà họ phải "lãnh đạo" công nhân bằng việc đóng vai như mô hình vai trò. Điều đó nghĩa là họ phải có tri thức và kĩ năng để làm công việc trước hết và nêu gương cho người khác, mục đích là để làm cho năng suất thành mục đích then chốt của từng cá nhân. Ngày nay người quản lí phải không ngồi sau bàn và ra lệnh cho công nhân mà họ phải làm mọi công việc điều có nghĩa là tuỳ theo kiểu công việc mà người quản lí sẽ được chọn tương ứng. Người quản lí cơ xưởng phải bắt nguồn từ công nhân cơ xưởng, người quản lí phần mềm phải bắt nguồn từ người phát triển phần mềm v.v. Lí do là nếu không có tri thức và kĩ năng đúng; họ không thể quản lí một cách hiệu quả và "lãnh đạo" bằng nêu gương.

Trong thế giới được toàn cầu hoá này, người quản lí phải có nhiều tri thức hơn chỉ là tri thức kinh doanh địa phương mà họ phải hiểu thị trường toàn cầu, xu hướng thị trường, và xu hướng công nghệ để hình thành nên chiến lược công ty. Bằng việc giúp cho công ty xem xét các thực tại mới, như toàn cầu hoá, việc làm, dịch chuyển trong phân phối công việc cho các nước chi phí thấp, và tăng tính cạnh tranh toàn cầu. Đó là lí do tại sao "đào tạo lại việc quản lí" đang trở thành kinh doanh lớn nhất trong thế giới kinh doanh ngày nay để phát triển kiểu người quản lí mới đáp ứng cho thách thức của tương lai cũng như việc sống còn khi mà biến đổi kinh tế, xã hội và công nghệ đang xảy ra ngày nay.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com