Mô hình doanh nghiệp/1

Mô hình doanh nghiệp phần 1

Viễn kiến là mô tả về điều công ty khởi nghiệp muốn đạt tới trong tương lai. Nó được dự định phục vụ như phương hướng và hướng dẫn để giúp cho nhà doanh nghiệp khám phá và xác định danh sách các hành động đi tới đó. Viễn kiến thường bắt đầu với một câu đơn giản, nó có thể là trừu tượng hay xác định nhưng chủ định là để gây hứng khởi cho những người nghe nó về phương hướng được dự định. Chẳng hạn Bill Gates nói nó một cách đơn giản: "Viễn kiến của tôi là để máy tính cá nhân trên mọi bàn, trong mọi nhà, và tất cả chúng đều dùng sản phẩm Microsoft." Viễn kiến của Steve Jobs còn trừu tượng hơn: "Tạo ra sản phẩm xuất sắc nhất bằng việc hình dung ra điều khách hàng muốn trước khi họ muốn, phát kiến những điều còn chưa có, đọc điều còn chưa được in ra trên giấy."

Phát biểu viễn kiến đặt ra phương hướng về "Cái gì" mà nhà doanh nghiệp muốn nhưng còn chưa mô tả "Làm sao" công ty khởi nghiệp vận hành hay làm sao công ty làm ra tiền. Nó cần được mở rộng thành chi tiết hơn được gọi là mô hình doanh nghiệp. Mô hình doanh nghiệp mô tả lí do căn bản của cách công ty khởi nghiệp tạo ra giá trị, chuyển giao cho khách hàng và làm ra tiền. Theo Ts Alexander Osterwalder, mô hình doanh nghiệp cho nhà doanh nghiệp bao gồm chín cấu phần: Khách hàng; Giá trị; Kênh; Thu nhập; Quan hệ; Chi phí; Tài nguyên; Hoạt động, và Quan hệ Đối tác.

Phân đoạn Khách hàng bao gồm danh sách các nhóm khách hàng khác nhau mà công ty khởi nghiệp muốn làm kinh doanh với. Tuyên bố Giá trị mô tả cho sản phẩm và dịch vụ mà công ty khởi nghiệp cung cấp cho khách hàng đặc biệt và bất kì hỗ trợ nào mà công ty khởi nghiệp giúp cho khách hàng có được điều họ muốn. Kênh mô tả cho cách công ty khởi nghiệp đạt tới phân đoạn khách hàng của nó để chuyển giao tuyên bố giá trị. Quan hệ khách hàng mô tả cho các kiểu quan hệ mà công ty khởi nghiệp thiết lập với phân đoạn khách hàng đặc biệt để có được họ và giữ họ. Luồng Thu nhập đại diện cho tiền mà công ty khởi nghiệp sinh ra từ từng phân đoạn khách hàng. Tài nguyên then chốt mô tả cho mọi tài sản cần để làm cho viễn kiến trở thành thực tại. Hoạt động then chốt mô tả cho mọi điều quan trọng mà công ty khởi nghiệp phải thực hiện để làn cho mọi sự vận hành. Cấu trúc Chi phí mô tả cho mọi chi phí phải gánh để vận hành công ty khởi nghiệp. Quan hệ Đối tác then chốt mô tả về mọi nhà cung cấp và đối tác hỗ trợ và đóng góp cho viễn kiến.

Khi nhà doanh nghiệp mở rộng viễn kiến của mình thành mô hình doanh nghiệp, người đó phải tiến hành nghiên cứu thị trường để có được câu trả lời cho một số câu hỏi như: Ai là khách hàng mà bạn muốn làm kinh doanh với? Làm sao bạn vươn tới họ? Nhóm khách hàng lớn chừng nào? Làm sao bạn có họ, thoả mãn cho họ và đảm bảo rằng họ quay lại làm kinh doanh thêm nữa? Làm sao bạn chuyển giao sản phẩm hay dịch vụ? Tài nguyên và hoạt động đặc biệt nào bạn cần để thiết lập công ty khởi nghiệp của bạn? Làm sao bạn có tiền để khởi đầu doanh nghiệp của bạn? Làm sao bạn đảm bảo thu nhập của bạn sẽ vượt quá chi phí của bạn để cho bạn sinh lời được? Công ty khởi nghiệp của bạn có cấu trúc chi phí phát sinh ra đủ lợi nhuận không? Kiểu thu nhập đặc biệt nào bạn có thể sinh ra với việc thiết lập cái bạn tạo ra? Liệu có thể thu hút nhiều kinh doanh bằng việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt với một phân đoạn khách hàng không?

Mô hình doanh nghiệp được tạo ra để giúp cho nhà doanh nghiệp tuân theo đầy đủ một qui trình theo logic để đặt mọi thứ lên giấy khi người đó phải tổ chức mô hình, chia sẻ nó với tổ, dùng nó để thảo luận và quan trọng nhất, dùng nó để kiểm nghiệm lại ý tưởng và viễn kiến của mình. Nhiều nhà doanh nghiệp kĩ thuật, những người không có được đào tạo đúng, thường xô vào việc khởi đầu công ty mà không suy nghĩ rõ ràng thấu đáo. Họ giữ mọi thứ trong đầu thay vì chia sẻ nó với những người khác. Họ bị che mắt bởi "thiên kiến cá nhân" của họ và được hướng dẫn bởi tham vọng của họ làm cái gì đó, họ không biết khách hàng của họ là ai, họ có thể sinh ra bao nhiêu tiền bởi vì họ tin rằng họ có thể thành công dựa trên ý tưởng của họ. Đó là lí do tại sao nhiều công ty khởi nghiệp thế thất bại.

Không có ý tưởng kém, không có viễn kiến kém chỉ có doanh nghiệp kém vì nhà doanh nghiệp không biết cách làm mô hình cho doanh nghiệp của họ và đảm bảo thành công. Nếu chúng ta nhìn vào cách các công ty khởi nghiệp thành công trở thành các doanh nghiệp khổng lổ, chúng ta có thể thấy rằng tất cả họ đều có mô hình doanh nghiệp rất tốt. Chẳng hạn viễn kiến của Google là "Làm mọi người dùng web dùng động cơ tìm của họ"; Khách hàng của họ là bất kì ai tìm cái gì đó trên web; tuyên bố Giá trị của họ là chỉ cho những người đó tài nguyên liên quan trong đáp ứng cho việc tìm của họ; Kênh của họ là website trên Internet; Quan hệ Khách hàng của họ là họ không tính tiền những người dùng động cơ tìm của họ để khuyến khích nhiều người dùng; Thu nhập của công ty tới từ những nhà quảng cáo trả tiền cho quảng cáo của họ được hiển thị cho khách hàng dựa trên việc tìm của khách hàng. Chẳng hạn, nếu khách hàng tìm từ "ô tô" thì Google sẽ hiển thị quảng cáo ô tô trên trang web. Bằng việc sánh đúng quảng cáo với điều khách hàng quan tâm, điều đó hiệu quả hơn nhiều so với quảng cáo ngẫu nhiên. Đây là cách các công ty quảng cáo sẵn lòng trả nhiều tiền hơn. Google dùng những người tìm các thứ trên Web để thu hút các nhà quảng cáo, người trả tiền cho việc quảng cáo của họ. Bằng việc suy nghĩ cẩn thận qua từng bước, từng cấu phần của mô hình doanh nghiệp và kiểm nghiệm điều đó qua nhiều năm nghiên cứu thị trường, Google là công ty phần mềm internet lớn nhất với hàng tỉ người dùng và hàng trăm tỉ đô la thu nhập.

Mô hình doanh nghiệp là qui trình giúp cho nhà doanh nghiệp khám phá và thám hiểm nhiều tuỳ chọn về cách các công ty khởi nghiệp vận hành và làm tiền bằng ý tưởng nguyên thuỷ và viễn kiến. Bằng việc đặt mọi ý nghĩ lên giấy, bằng việc trả lời các câu hỏi và viết chúng ta trên từng cấu phần của mô hình doanh nghiệp, nhà doanh nghiệp có thể tổ chức ý nghĩ của họ theo cách logic, thảo luận cẩn thận chúng với các đối tác để tìm ra cách thức phát kiến và đột phá để đi vào thị trường nhanh chóng đạt tới vị thế chi phối.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem