Lời khuyên về bắt đầu công ty riêng của bạn

Tôi nhận được vài email hỏi về lời khuyên để bắt đầu một công ty. Một số sinh viên muốn bắt đầu công ty riêng của họ khi họ vẫn còn trong trường; một số người phát triển sau khi làm việc trong công nghiệp được vài năm muốn bắt đầu công ty riêng của họ thay vì làm việc cho ai đó.

Bạn cần ba điều để bắt đầu một công ty công nghệ thành công: Bạn phải có ý tưởng hay mà mọi người muốn và sẵn lòng trả tiền cho nó; bạn phải có người giỏi với kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp; và bạn phải có đủ tiền để giữ cho công ty của bạn kéo dài ít nhất một năm. (Bạn phải cố chi tiêu ít tiền nhất có thể được.) Phần lớn các công ty mới thành lập mà thất bại thường bỏ sót một hay một số trong ba điều này.

Bắt đầu một công ty phần mềm là không dễ dàng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bắt đầu một công ty để làm giầu thì bạn đang mơ. Theo dữ liệu công nghiệp, phần lớn các công ty thành công đã không làm cho người chủ của nó giầu lên, nó chỉ làm cho họ khấm khá về tài chính. Giầu lên là ngoại lệ. Đừng nghĩ bạn có thể là Mark Zuckerberg hay Bill Gates bằng việc có công ty phần mềm.

Bạn phải bắt đầu bằng một ý tưởng; không nhất thiết phải là "ý tưởng chói lọi". Cách hầu hết các công ty phần mềm làm ra tiền là cung cấp cho mọi người công nghệ tốt hơn, giải pháp tốt hơn là họ có hiện thời. Facebook không phải là ý tưởng chói lọi; nó bắt đầu như một mạng xã hội cho sinh viên đại học để gặp gỡ lẫn nhau. Google không phải là ý tưởng chói lọi, nó bắt đầu đơn giản như một trạm tìm kiếm web giúp mọi người tìm ra cái họ đang tìm. Kế hoạch nguyên thuỷ của Microsoft là bán ngôn ngữ lập trình chứ không phải hệ điều hành. Apple bắt đầu như "bộ lắp ráp" cho những người nghiệp dư điện tử để dựng máy tính gia đình.

Ý tưởng bắt đầu một công ty chỉ là mới là mở đầu. Bước tiếp là phát triển ý tưởng này thành sản phẩm hay dịch vụ mà mọi người sẵn sàng trả tiền cho nó. Một ý tưởng không có khách hàng không phải là ý tưởng tốt chút nào. Điều quan trọng là làm sao bạn biết rằng mọi người sẽ sẵn lòng trả tiền cho chúng? Bạn có thể làm nghiên cứu thị trường; bạn có thể xây dựng bản mẫu; bạn có thể thử theo qui mô nhỏ trước khi mở rộng nó nhưng điều đó đòi hỏi thời gian và công sức.

Gợi ý của tôi là tại sao không sao chép ý tưởng của người khác? Khi các công ty thành công ở Mĩ, nhiều ý tưởng đã bị "sao chép" ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu và tất cả họ đã làm rất tốt. Nếu nó có tác dụng tốt ở nước này, nó có thể dễ dàng được thích ứng cho nước khác và ngôn ngữ khác.

Khi các công ty lữ hành trực tuyến như "Expedia", "Travelocity", "Orbitz" thành công ở Mĩ, các nước khác sao chép điều đó và xây dựng các công ty lữ hành trực tuyến ở nước họ. Trung Quốc có "Ctrip" và Ấn Độ có "MakeMyTrip", "Cleartrip", "Yatra" và "Travelguru". Khi "Monster" trở thành cổng việc làm trực tuyến lớn nhất với hàng triệu việc làm được đăng mỗi ngày, các nước khác cũng sao chép điều đó. Trung Quốc có "51dotcom" và Ấn Độ có "Naukri". Khi "Mapquest" là website chỉ đường dẫn lối thành công ở Mĩ, Trung Quốc cũng phát triển "AutoNavi" và Ấn Độ có "MapmyIndia". Khi "PayPal" là công ty thanh toán trực tuyến thành công ở Mĩ, Trung Quốc cũng phát triển "99Bill" và Ấn Độ có "PayMate". Danh sách này là vô tận với các công ty ở các nước khác nhau dùng ý tưởng tương tự của người khác.

Ngày nay Baidu, Alibaba, SINA, Tencent, DangDang, và RenRen là những công ty công nghệ thành công nhất ở Trung Quốc. Thực tế họ đã sao chép ý tưởng của Yahoo, Google, eBay và Amazon ở Mĩ. Họ đã làm sửa đổi nào đó, thêm vài tính năng mới cho khớp với văn hoá của họ và hấp dẫn người dùng Trung Quốc. Cùng điều này cũng xảy ra ở Ấn Độ, và các nước châu Âu cho nên có lí do tốt để nhân bản những thành công này ở nơi khác. Chừng nào bạn chưa đi tới ý tưởng duy nhất cho công ty của bạn tôi không thấy cái gì sai trong việc vay mượn các ý tưởng thành công từ ai đó đã thành công, sửa đổi và thích ứng chúng để được dùng trong nước bạn và ngôn ngữ của bạn. Mọi người đều đang làm điều đó.

Điều thứ hai là có người giỏi với kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp? Một trong nhưng nguyên nhân thông thường nhất gây thất bại cho công ty mới thành lập là vấn đề con người. Điều quan trọng là phân biệt rõ ràng ai là người chủ và ai là nhân viên. Người chủ sở hữu công ty và mọi thứ; nhân viên được trả lương cho điều họ làm. Họ có thể nhận được khuyến khích nào đó như tuỳ chọn cổ phần và điểm thưởng nhưng theo chỉ đạo của người chủ. Nếu bạn bắt đầu công ty với một nhóm bạn, bạn phải có tài liệu pháp lí liên quan tới quyền làm chủ của công ty như ai làm chủ bao nhiêu phần trăm công ty. Không có điều đó, sẽ có vấn đề khi công ty ăn nên làm gia. Đột nhiên mọi người muốn cổ phần lớn hơn về tài sản của công ty. Nếu bạn nghĩ rằng bạn biết về mọi người, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một số người sẽ thay đổi khi lợi nhuận hay quyền sở hữu bị phân chia trong nhóm. Tôi biết nhiều công ty nhỏ bắt đầu với một nhóm bạn bè nhưng tôi thường tự hỏi bao nhiêu người còn là bạn bè sau khi công ty lên và xuống.

Ở Mĩ, phần lớn các công ty đều bắt đầu quanh các đại học, bởi vì đó là chỗ mọi người gặp gỡ và chia sẻ ý tưởng. Nếu bạn muốn bắt đầu một công ty, có lẽ bạn sẽ bắt đầu với những người bạn biết từ đại học. Là sinh viên bạn nên cố gắng làm bạn với thật nhiều người tốt ở trường. Bạn cần nhận diện ai có thể tin cậy được và ai không tin cậy. Chỗ thông dụng khác là ở các dự án Capstone nơi bạn phải làm việc với nhau. Trong môi trường cộng tác này, dễ chọn lựa người tốt từ những người khác hơn. Một cách lí tưởng bạn muốn ở trong hai và bốn sáng lập viên. Sẽ khó bắt đầu chỉ với một người. Bằng việc có hai tới bốn, từng người có kĩ năng bù nhau, bạn sẽ có cân bằng hơn trong công ty so với chỉ có một người.

Trong hầu hết công ty công nghệ, nhiều người sáng lập là người kĩ thuật nhưng một mình kĩ thuật là không đủ. Bạn cần người kinh doanh để giữ cho công ty cân bằng. Người kĩ thuật thường ra quyết định kinh doanh kém, tiêu biểu như trong hiện tượng Dot.com vài năm trước. Người kinh doanh là kém khi quyết định phải làm gì với công nghệ, bởi vì họ không hiểu nó đủ rõ. Để công ty thành công, bạn cần cả hai loại người. Người kĩ thuật ưa thích làm việc trong thế giới thuần khiết, trí tuệ của phần mềm, họ không muốn giải quyết với vấn đề tài chính hay vấn đề của khách hàng. Họ cần ai đó bổ sung cho kĩ năng của họ bằng việc hội tụ vào khía cạnh con số, kế toán, tài chính và khách hàng. Tuy nhiên, có sự thận trọng ở đây: Một trong những điều mà Steve Jobs hối tiếc là ông ấy đã không biết mấy về doanh nghiệp hay quản lí. Ông ấy đã đi thuê người điều hành doanh nghiệp giỏi nhất cho Apple để ông ấy có thể hội tụ vào các vấn đề kĩ thuật. "Sai lầm lớn" ông ấy nói trong cuộc phỏng vấn với ông ấy, "Không có tri thức về cách doanh nghiệp làm việc, tôi đã cho phép ông ta đem bạn bè của ông ta vào, người tiếp quản kiểm soát công ty. Đột nhiên tôi bị đuổi bởi công ty tôi đã tạo ra. Họ cho tôi một số cổ phần trị giá vài triệu đô la như phần thưởng cho sáng tạo của tôi và yêu cầu tôi ra đi. Hôm sau tôi bán tất cả cổ phần, để tiền vào ngân hàng rồi về nhà và khóc…"

Nếu bạn nhìn vào các tỉ phú giầu nhất và thành công nhất trên trái đất, 90% số họ là người kĩ thuật, không phải là người kinh doanh. Bắt đầu từ 50 tỉ phú hàng đầu, bạn có Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Larry Ellison, Larry Page, Sergey Brin, Michael Dell, Jeff Bezos, và Gordon Moore v.v. Tất cả họ đều là người kĩ thuật. Chỉ ở số 22, bạn thấy Phil Knight, CEO của Nike là người kinh doanh. Chỉ có 5 người kinh doanh trong 50 tỉ phú hàng đầu. Dữ liệu này chỉ ra rằng ngày nay công nghệ cai quản kinh doanh. Các công ty thành công có xu hướng là công nghệ, không phải kinh doanh. Cho nên nếu bạn muốn đầu tư vào giáo dục mà sẽ giúp cho bạn thành công về sau, bằng chứng này gợi ý rằng bạn phải học công nghệ hơn là kinh doanh hay tài chính.

Trong công ty công nghệ thất bại, nguyên nhân số một không phải là công nghệ hay ý tưởng mà là thiếu tiền hay "hết tiền". Lí do là nhiều người chủ không biết cách quản lí tiền. Nhiều thanh niên có xu hướng chi tiêu trước khi họ làm ra tiền. Lí do của họ là do sự chưa trưởng thành của họ, thiếu kinh nghiệm và bản ngã lớn. Nhiều người coi bản thân họ là "anh hùng" hay "nhà doanh nghiệp" và bắt đầu hành động như "ngôi sao điện ảnh". Nếu bạn nhìn vào Bill Gates, Steve Jobs, Marc Zuckerberg hay Sergey Brin, bạn không thấy họ ăn mặc quần áo thời thượng hay có xe hơi khác thường. Họ đam mê về công việc, họ yêu thích công nghệ nhưng không bận tâm về "hình ảnh quyến rũ" mà họ có thể có. Họ sống đơn giản như bất kì người thường nào mà bạn gặp trong bất kì thành phố, bất kì nước nào. Giầu có không làm thay đổi họ. Bạn có nhiều điều học được từ họ.

Bạn vay tiền từ bố mẹ, họ hàng, bạn bè để bắt đầu công ty của bạn. Vốn của bạn bị giới hạn cho nên bạn phải rất cẩn thận với nó. Ngược với lí thuyết rằng có "nhà tư bản mạo hiểm" sẽ đầu tư vào công ty của bạn để đổi lấy một phần doanh nghiệp của bạn. Sự kiện là hầu hết trong họ không tài trợ cho công ty mới thành lập chừng nào công ty còn chưa sang pha thứ hai. Điều đó nghĩa là họ chỉ đầu tư khi công ty đã vận hành và có khách hàng. Việc tài trợ là để phát triển công ty, để mở rộng doanh nghiệp làm ra nhiều tiền hơn nhưng không dành cho việc bắt đầu một công ty.

Nếu bạn bắt đầu công ty, bạn phải có được sản phẩm hay dịch vụ đưa ra thị trường sớm nhất có thể được. Cách tốt hơn là có "bản mẫu" cho khách hàng và cải tiến chúng dựa trên phản ứng của khách hàng. Gợi ý của tôi là làm tiền trước, có thu nhập để phát triển công ty trước khi xét tới bất kì chi tiêu nào.

Khi hầu hết mọi người nghĩ về việc thành lập, họ nghĩ tới các công ty như Apple, Microsoft hay Google. Tuy nhiên, có hàng triệu công ty "vô danh" trên khắp thế giới. Phần lớn chiếm các thị trường nhỏ hơn hay tồn tại yên tĩnh trong công nghiệp công nghệ. Họ không làm ồn ào, người chủ của họ không nổi tiếng nhưng họ làm tốt cho họ hiện thời. Tôi có nhiều sinh viên đã làm điều đó, họ bắt đầu các công ty đem lại cho họ việc sống thoải mái và hầu hết đều hạnh phúc với nó. Nhiều người bắt đầu bằng việc viết phần mềm cho thị trường nhỏ hơn như ứng dụng di động vì dễ bán chúng hơn. Một số người chuyên môn hoá trong phát triển websites cho doanh nghiệp khác hay cửa hàng trực tuyến. Vài người đã phát triển công ty của họ tới vài trăm hay vài nghìn công nhân. Họ bảo tôi rằng sau vài năm, họ đã làm vài trăm nghìn tới hàng triệu đô la. Chưa ai làm ra hàng tỉ đô la. Cho nên nếu bạn muốn bắt đầu công ty của bạn, bạn có thể bắt đầu với cái gì đó như thế, nhắm tới thị trường và khách hàng nhỏ hơn.

Có bằng chứng thú vị trong lịch sử công nghệ cao. Apple bắt đầu như công ty nhỏ trong ga ra nhưng phát triển thành một trong những công ty lớn nhất trên thế giới. Microsoft bắt đầu với sáu người nhưng phát triển thành trên trăm nghìn công nhân. Facebook bắt đầu như mạng xã hội cho vài trăm sinh viên máy tính để gặp gỡ và chia sẻ mối quan tâm với nhau nhưng bây giờ có trên một tỉ người dùng. Tất cả họ đều bắt đầu từ nhỏ rồi mở rộng khi mọi sự thay đổi. Bạn có thể làm điều đó nữa.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem