Khởi nghiệp

Trong nhiều năm, Carnegie Mellon University (CMU) nổi tiếng là một trong những đại học tốt nhất ở Mĩ. Năm nay (2013), các chương trình Khoa học máy tính và Kĩ nghệ phần mềm được xếp hạng # 3 trong 100 trường hàng đầu bởi U.S News và World Report. Gần đây, CMU cũng được coi là trường tốt nhất về khởi nghiệp nữa. Khi tổng thống Barack Obama tới thăm CMU tháng sáu vừa rồi, ông ấy đã đặc biệt nhắc tới kỉ lục của CMU về thành công trong khởi nghiệp. Ông ấy nói: "Không ai đã tưởng tượng được rằng một trường cho con trai và con gái của công nhân thép lại trở thành một trong những đại học toàn cầu hàng đầu với 18 người đoạt giải thưởng Nobel và 10 người được giải thưởng Turin (một giải thưởng tương tự như giải thưởng Nobel cho khoa học máy tính). Phát kiến được lãnh đạo bởi các giáo sư và sinh viên đã tạo ra hơn 300 công ty thành công và trên 9,000 việc làm mới được tạo ra trong 15 năm qua. CMU đã trở thành chuẩn vàng cho khởi nghiệp ở các đại học Mĩ."

Năm ngoái, khi đại học Harvard công bố việc tạo ra trung tâm khởi nghiệp riêng của nó, nó đã lưu ý rằng nó đang chơi đuổi kịp ba đại học khác đã có nhiều năm đi trước. Giám đốc Harvard nói: "Chúng tôi đang đuổi theo MIT, Stanford và Carnegie Mellon, ba người tiên phong trong khởi nghiệp ở Mĩ." Ông ấy lưu ý rằng Harvard sẽ phải học từ những trường này và đó là lần đầu tiên, trường hàng đầu thế giới thừa nhận rằng họ cần học từ trường khác. Vài tháng sau đó, khi Hội những người quản lí công nghệ tụ họp để đánh giá các đại học hiệu quả thế nào trong việc tạo ra các công ty khởi nghiệp, CMU đứng đầu danh sách mọi đại học Mĩ.

Ngày nay khắp nước Mĩ, "Khởi nghiệp" là xu hướng mới trong các đại học và nhiều đại học đang dùng "học tích cực" và "phương pháp thực nghiệm" của CMU, điều hội tụ vào phát triển kĩ năng thực. Như tổng thống Obama đã lưu ý, thành công của khởi nghiệp ở Carnegie Mellon được tìm ra trong nguyên gốc của nó. Thế hệ thứ nhất các sinh viên của Carnegie Mellon đã hầu hết là con trai và con gái của công nhân thép từ các cơ xưởng quanh Pittsburgh những người ưa thích học "kĩ năng thực hành" để giải quyết vấn đề hơn là các lí thuyết hàn lâm trừu tượng. Tại CMU cộng tác qua các khoa để giải quyết các vấn đề thực được khuyến khích và điều này đã hấp dẫn sinh viên, những người quan tâm tới cách tiếp cận vấn đề từ các cách nhìn khác nhau. Tạp chí Phố Wall lưu ý rằng ngay cả trong những ngày đầu của thời đại công nghiệp, CMU bao giờ cũng tạo ra các loại người tốt nghiệp khác, người vận hành ở chỗ giao của công nghệ và doanh nghiệp. Tác giả này viết: "Lí thuyết công nghiệp truyền thống qui định rằng công nhân làm việc trong cơ xưởng, và người quản lí làm việc trong văn phòng. Người quản lí ra mọi quyết định, và công nhân chỉ làm công việc. Nhưng ở CMU, nó lại khác, vì công nhân được đào tạo để học điều đang xảy ra trong văn phòng doanh nghiệp, và người quản lí được đào tạo để đi vào cơ xưởng để xem mọi thứ được thực hiện thế nào." Chính "cộng tác liên ngành" này là duy nhất vào lúc đó dẫn tới nhiều phát kiến trong công nghiệp thép và đó là lí do tại sao cách tiếp cận của CMU tới giải quyết vấn đề được nổi tiếng và được dạy trên khắp thế giới.

Nếu bạn hỏi bất kì người tốt nghiệp CMU nào, họ sẽ nói cho bạn rằng ưu điểm của giáo dục CMU là ở chỗ họ không chỉ dạy về công nghệ hiện có mà còn dạy cả công nghệ tương lai và tác động của nó. Ngày nay trong khi người tốt nghiệp từ các trường khác bị hoang mang trong việc chuyển từ kinh tế công nghiệp thế kỉ 20 sang kinh tế thông tin thế kỉ 21, người tốt nghiệp CMU đã được đào tạo về chủ đề này và sẵn sàng thúc bẩy các công nghệ đang nổi lên để giải quyết vấn đề hiện thời. Qua nhiều năm, cách tiếp cận giải quyết vấn đề thực chứng này đã tiến hoá thành cách nghĩ nhà doanh nghiệp. Với lịch sử hơn 100 năm, CMU đã là nơi sinh thành phát kiến. Từ phòng thí nghiệm và lớp học trong trường, những ý tưởng này đã tăng trưởng để hình thành thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay. Năm 1955, Giáo sư Herbert Simon (giải thưởng Nobel 1978) và Allan Newell đã phát minh ra "Trí tuệ nhân tạo" và đã phát triển máy tính đầu tiên có thể nghĩ. Nó cuối cùng trở thành nền tảng của các thuật toán học máy cho Big Data mà hầu hết các công ty đang dùng ngày nay để giải quyết các vấn đề phức tạp. Năm 1970, Giáo sư Jack Thorne đã tạo ra môn khởi nghiệp đầu tiên được dạy ở Mĩ. Nó cuối cùng đã trở thành Trung tâm Donald Jones cho khởi nghiệp để đào tạo sinh viên trở thành nhà doanh nghiệp. Năm 1977, James Gosling một sinh viên làm tiến sĩ đã tạo ra một ngôn ngữ lập trình mới có tên là "Java" mà trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất ngày nay. Năm 1974, Giáo sư Raj Reddy và Angel Jordan đã tạo ra viện Robotics và phát triển chương trình đào tạo robotics hiện đại đầu tiên trên thế giới, mà qua nhiều năm qua đã tạo ra nhiều robot nổi tiếng, kể cả xe tự hành Mars Rovers lên sao Hoả và xe ô tô tự lái. Năm 1987, Watts Humphrey đã phát triển Mô hình trưởng thành năng lực - Capability Maturity Model (CMM) để cải tiến qui trình phần mềm và ngày nay mô hình này đang được dùng trên khắp thế giới như một chuẩn chất lượng. Năm 1994, Giáo sư Michael Mauldin đã phát triển Lycos, động cơ tìm internet đầu tiên mà trở thành phổ biến nhất trong những người cho tới năm 1999 khi Google được tạo ra. Năm 2002, một sinh viên làm tiến sĩ có tên JonathanRothberg đã phát triển máy "trình tự gen DNA" làm cách mạng hoá hoàn toàn công nghiệp công nghệ sinh học bằng việc giảm chi phí của việc trình tự hoá hệ gen. Năm 2004, Giáo sư William Red Whittaker đã phát triển máy tính đầu tiên kiểm soát xe tự lái trên thế giới nơi chiếc xe tự lái nó từ Los Angeles tới Las Vegas, và bắt đầu một xu hướng mới của xe tự lái.

CMU đã thành công bởi vì nó bao giờ cũng khuyến khích cộng tác giữa các khoa bất kể sinh viên tới từ đâu hay họ học gì. Trong các đại học khác, khởi nghiệp phần lớn được dạy trong khoa kinh doanh, nhưng tại CMU nó được dạy trong mọi khoa để khuyến khích năng lượng sáng tạo trong toàn đại học hướng tới phát triển các công ty khởi nghiệp và công nghệ mới. Tại CMU có những thầy kèm công nghiệp, người sẵn lòng hỗ trợ cho sinh viên lấy ý tưởng từ phát triển cho tới thương mại hoá đầy đủ. Tại CMU có phân biệt rõ ràng giữa khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp công nghệ, mặc dầu khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ hay kinh doanh nhỏ như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ v.v. làm rất tốt nhưng họ hiếm khi khát khao tăng trưởng thành doanh nghiệp nhiều triệu đô la. Khởi nghiệp công nghệ là hội tụ then chốt tại CMU nơi sinh viên phát triển viễn kiến và công nghệ mà có thể làm thay đổi thị trường làm nảy sinh các công ty có thể tăng trưởng thành doanh nghiệp triệu hay thậm chí tỉ đô la. Đó là lí do tại sao nền tảng của công ty khởi nghiệp CMU bao giờ cũng dựa trên khoa học và công nghệ, điều CMU rất nổi tiếng. Cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỉ 20 đã dựa trên sản phẩm hay đối thể vật lí như ô tô, máy bay, máy móc v.v nhưng tại CMU, sinh viên đã tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai với sản phẩm không chỉ dưới dạng vật lí như phần mềm, công thức khoa học, và trò chơi videogames. Họ đã tạo ra những công ty mới và ngành công nghiệp mới như Amazon, Zappos, và Zynga v.v. Bởi vì các sản phẩm là phi vật lí, các công ty khởi nghiệp có thể xảy ra nhanh hơn nhiều so với các công ty phát triển sản phẩm vật lí và tăng trưởng nhanh hơn vì họ không cần nhiều tiền để bắt đầu và đó là lí do tại sao các nhà phân tích Phố Wall gọi nó là cách mạng thông tin mới.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem