Kĩ năng và việc làm/2

Chúng ta hiện thời đang ở chỗ bắt đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Nếu chúng ta nhìn lại ba cuộc cách mạng đầu, chúng ta sẽ thấy rằng từng cuộc cách mạng đều gây ra thay đổi lớn trong xã hội. Nhưng trong cuộc cách mạng thứ tư này, chúng ta sẽ thấy những thay đổi chưa từng có vượt ra ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Thay đổi sâu sắc nhất là về tốc độ của thay đổi và đột phá mà nó gây ra. Trong quá khứ, thay đổi đã xảy ra với nhịp độ chậm hơn, phải mất nhiều năm để mọi người cảm thấy tác động đó nhưng trong cuộc cách mạng này, nó chỉ mất vài tháng, và nhiều thứ có thể biến thành lộn ngược.

Ngày nay, mọi người đang bắt đầu thấy tự động hoá thay thế con người trong nhiều ngành công nghiệp. Người lao động thủ công bị thay thế đầu tiên bởi robots nhưng chẳng mấy chốc các công nhân văn phòng cũng sẽ bị thay thế bởi “phần mềm tinh khôn” nữa. Những thay đổi này sẽ tạo ra thách thức lớn cho nhiều nước vì lãnh đạo của họ sẽ phải đối phó với những đột phá và biến động kinh tế chưa từng có trước đây vì nhịp thay đổi đang tăng tốc. Hiện thời, có “cuộc chiến” đang diễn ra mà nhiều người không chú ý: “Cuộc chiến về tài năng” nơi một số nước đang nhận về những công nhân giỏi nhất và lỗi lạc nhất từ các nước khác. Cạnh tranh này về công nhân có kĩ năng là dữ dội. Nhưng những “kĩ năng” này là khác đi từ vài năm trước. Nhiều kĩ năng trong số này là mới thế, chúng KHÔNG được dạy ở đại học hay thậm chí là không được biết đối với hầu hết mọi người.

Image: Internet

Một báo cáo công nghiệp gần đây chỉ ra rằng trên 60 phần trăm các công ti không thể tìm được người có kĩ năng đúng cho dù con số người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp vẫn đang tăng lên. Ngày nay tăng trưởng việc làm không cùng nhịp với khả năng của hệ thống giáo dục để phát triển lực lượng lao động có kĩ năng, làm cho việc học những kĩ năng này theo cách riêng của người học thành mấu chốt hơn ngay cả đối người học, thay vì chờ đợi trường dạy chúng. Để thành công trong cuộc cách mạng Công nghiệp thứ tư này, người học phải thường xuyên đọc về những thay đổi công nghệ để cho họ biết kĩ năng nào họ sẽ cần và xây dựng năng lực đi ra ngoài điều đã được dạy trong lớp học. Họ phải chủ động học từ đa nguồn như Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs), các websites kĩ thuật, các bài học trực tuyến v.v. Bên cạnh kĩ năng kĩ thuật, họ cần phát triển các kĩ năng mềm như giải quyết vấn đề, trao đổi, cộng tác, tính sáng tạo, và phát kiến.

Mặc dầu ngày nay nhiều người học có laptop, điện thoại thông minh và có khả năng truy nhập vào Internet vấn đề là bao nhiêu người trong họ đang tận dụng ưu thế của đào tạo trực tuyến? Và bao nhiêu người trong họ đang phí hoài thời gian của của họ vào những thứ tầm thường từ Facebook, Twitter, Snapchat, Instagram, và WeChat? Bao nhiêu người học có thể phân biệt được thông tin có giá trị từ khối lượng bao la những “sao lãng số thức” này? Bao nhiêu người học dùng Internet để giải trí thay vì học cái gì đó hữu dụng cho nghề nghiệp của họ?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com