Kĩ năng lắng nghe
Trong các kĩ năng trao đổi, kĩ năng lắng nghe là ít được nhắc tới nhất và là khó học nhất vì nó yêu cầu nhiều nỗ lực. Có lẽ đó là lí do tại sao kĩ năng lắng nghe hiếm khi được dạy trong đào tạo kĩ năng mềm.
Sinh viên thường hỏi: “Sao chúng em cần kĩ năng lắng nghe? Chúng em hiểu điều mọi người nói cũng như chúng em biết điều thầy nói trong lớp.” Tôi giải thích: “Một số trong các bạn có thể nghe tôi nói nhưng tâm trí các bạn có thể ở đâu đó khác. Đó chỉ là việc nghe nhưng KHÔNG phải lắng nghe. Khi bạn gặp bạn bè, tất cả các bạn đều nói về nhiều điều nhưng sau một chốc bao nhiêu người trong các bạn vẫn còn thực sự lắng nghe cuộc đối thoại? Và bao nhiêu người đang chuyển sự chú ý sang cái gì đó khác? Chăm chú của phần lớn mọi người thường là ngắn và dễ bị sao lãng bởi ý nghĩ khác cho nên bạn không còn lắng nghe nữa.”
Nhiều người nghĩ kĩ năng trình bày hay kĩ năng đối thoại là quan trọng nhưng tôi tin cách tốt nhất để thu được kính trọng từ người khác là khả năng lắng nghe. Nếu bạn chăm chú và cẩn thận lắng nghe một người nói, bạn sẽ biết được nhiều về điều người đó muốn nói cũng như ý định và ao ước của người đó. Bạn sẽ đi ra ngoài lời, ra ngoài câu nói, bởi vì bạn hiểu đầy đủ điều người đó diễn đạt. Khách hàng sẽ đáp ứng tích cực khi người đó cảm thấy người đó thực sự “được nghe” và “được hiểu.” Người lao động sẽ cảm thấy thoải mái và được đánh giá cao khi người đó biết rằng người quản lí chú ý tới điều người đó nói.
Lắng nghe là kĩ năng mà có thể được học và với thực hành chúng có thể giúp cho bất kì ai trở thành nhà chuyên nghiệp tài năng và người lãnh đạo hiệu quả. Lắng nghe yêu cầu người nghe hội tụ đầy đủ vào cuộc nói chuyện và không có sao lãng nào. Điều cũng quan trọng là vẫn còn tích cực trong đối thoại bằng việc thỉnh thoảng hỏi những câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề. Lí do lắng nghe là khó là vì chìa khoá để là người nghe tốt là thông cảm hay khả nhăng nhận biết và hiểu cảm giác của người khác. Người nghe thông cảm không chỉ lắng nghe điều người khác nói mà họ cũng còn cảm thấy điều người kia đang cảm. Việc này yêu cầu thái độ đích thực hướng tới người khác và lắng nghe điều họ đang cố truyền đạt. Nếu bạn không chăm nom tới họ thì sẽ khó cho bạn lắng nghê cẩn thận mối quan tâm của họ. Giữ tiếp xúc mắt cũng là quan trọng khi bạn lắng nghe, nếu bạn thỉnh thoảng nhìn đồng hồ, điều đó cho ấn tượng là bạn không quan tâmt tới điều người kia phải nói.
Với đối thoại dài, người nghe tốt thỉnh thoảng nên ghi chép bằng việc viết ra vài từ hay câu then chốt để giữ dấu vết của những điều quan trọng. Khả năng lắng nghe người khác là một trong những ưu thế quan trọng nhất mà người quản lí giỏi có thể có. Bên cạnh việc trở thành người nghe thông cảm, người quản lí có thể tạo điều kiện thuận tiện cho môi trường mở, nơi nhân viên tự do diễn đạt ý kiến của họ cho cấp quản lí. Người làm quản lí ở vị trí khó khăn và học cách là người nghe tốt là quá trình tiếp diễn nhưng bằng thực hành, nó có thể làm cho việc lãnh đạo hiệu quả dường như là vô nỗ lực.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
- Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com