Kĩ năng chuyển đổi được

Yếu tố quan trọng giúp bạn có việc làm là tri thức và kĩ năng. Từ quan điểm của người sử dụng nhân công, tri thức là điều bạn đã học trong trường, kĩ năng là điều bạn đã làm hay kinh nghiệm làm việc của bạn (bao gồm cả công việc tạm thời, thực tập mùa hè v.v.). Phần lớn những người sử dụng nhân công KHÔNG trông đợi nhiều từ sinh viên mới tốt nghiệp, họ hiểu rằng những sinh viên này không có nhiều kinh nghiệm cho nên họ nhìn nhiều hơn vào tri thức của sinh viên (bằng cấp, lĩnh vực học tập và bạn học tốt thế nào trong trường). Tất nhiên, bất kì kinh nghiệm làm việc nào cũng sẽ có ích nhưng nó KHÔNG là yếu tố xác định then chốt trong việc thuê bạn. Khi bạn có tri thức tốt và đáp ứng tốt trong phỏng vấn, bạn có cơ hội tốt được thuê.

Sau khi bạn đã làm việc trong vài năm, kinh nghiệm của bạn trở thành quan trọng hơn. Nếu bạn nhìn vào việc làm thay đổi, bạn phải có khả năng chứng minh rằng kinh nghiệm của bạn với người sử dụng nhân công hiện thời có thể đóng góp cho người sử dụng nhân công tiềm năng. Nếu bạn đang tìm cùng loại công việc thì điều đó là dễ dàng, mọi điều bạn cần là phải chắc rằng bạn có những kĩ năng mà người sử dụng nhân công tiềm năng đang tìm. Tuy nhiên, sau vài năm làm việc, một số người có thể không hài lòng với nghề của họ và muốn đổi sang nghề khác. Chẳng hạn, bạn tốt nghiệp trong giáo dục và làm việc như giáo viên trường phổ thông nhưng bạn thấy rằng bạn không thích dạy học và muốn đổi nghề sang quản lí doanh nghiệp. Nhiều sinh viên học kinh doanh và làm việc cho ngân hàng nhưng sau vài năm, họ muốn chuyển sang khu vực công nghệ, không như người phát triển phần mềm mà như người quản lí. Tất nhiên trong những trường hợp này, bằng cấp trong giáo dục hay kinh doanh không thể giúp bạn đổi sang nghề mới được. Bạn cần có “kĩ năng chuyển đổi được” mà có thể được áp dụng cho nghề mới. Đổi nghề yêu cầu rằng bạn sẽ phải dựa trên các kĩ năng bạn đã phát triển bên ngoài nghề của bạn.

Kĩ năng chuyển đổi được là những kĩ năng bạn đã phát triển trong cuộc sống làm việc của bạn. Chúng là kĩ năng mềm (trao đổi, thương lượng, làm việc tổ v.v.), Kĩ năng phân tích (nghiên cứu, phân tích, tài chính, thống kê v.v), và Kĩ năng tổ chức (quản lí dự án, quan hệ khách hàng, lãnh đạo v.v.). Trước khi đổi nghề, bạn cần dành thời gian để nhận diện kĩ năng chuyển đổi được của mình bằng việc so sánh việc làm hiện thời của bạn với việc làm bạn đang tìm. Bạn cần làm một danh sách các yêu cầu việc làm mới, phẩm chất và trách nhiệm rồi so sánh điều này với kĩ năng chuyển đổi được của bạn để nhận diện liệu có sự sánh đúng mà bạn có thể chuyển từ việc làm nọ sang việc làm kia không.

Một khi bạn đã nhận diện các kĩ năng chuyển giao được và chúng khớp với yêu cầu việc làm mới thì bước tiếp là chứng tỏ cho người sử dụng nhân công tiềm năng rằng bạn hiểu nhu cầu của họ và thuyết phục họ rằng kĩ năng chuyển đổi được của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Phải chắc cung cấp bằng chứng xác định về kĩ năng của bạn và các ví dụ về cách những kĩ năng này sẽ làm lợi cho người sử dụng nhân công mới của bạn. Bạn phải tổ hợp mọi kĩ năng chuyển đổi được của bạn vào trong bản lí lích của bạn và dùng các ví dụ đặc biệt để hỗ trợ cho kĩ năng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn phát triển bản lí lịch hiệu quả cải thiện cơ hội của bạn cho thay đổi nghề thành công.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem