Kĩ năng học cả đời
Ngày nay công nghệ thông tin đã trở thành lực chi phối trong mọi khía cạnh của xã hội, kể cả giáo dục. Khi các thầy giáo đang thích ứng công nghệ để được dùng trong lớp học như dùng laptops, truy nhập Internet, thiết lập bài chiếu Powerpoint, chuẩn bị website môn học v.v., nhiều người đã không chú ý tới yếu tố quan trọng nhất: “Làm sao phát triển kĩ năng học cả đời cho học sinh.”
Vấn đề với công nghệ là nó thay đổi rất nhanh, điều có nghĩa là học sinh cần phương pháp học có thể giữ được nhịp cùng với thay đổi. Phương pháp đọc bài giảng truyền thống, ghi nhớ thuộc lòng và qua các kì thi không còn hợp thức. Học sinh cần học các điều mới và công nghệ mới một cách nhanh chóng khi chúng tới và có khả năng áp dụng chúng ngay lập tức. Họ không thể tiếp tục ghi nhớ tài liệu thêm nữa vì có nhiều thứ tới mức sẽ làm tràn ngập họ. Ngày nay phần lớn thông tin có thể được tìm trên Internet cho nên không có nhu cầu ghi nhớ vì với chỉ vài cú bấm chuột, học sinh có thể có được điều họ cần. Điều thực sự cần là áp dụng điều họ biết, xây dựng kĩ năng của họ rồi tiếp tục làm điều đó cho phần còn lại đời họ. Phương pháp học tích cực hội tụ vào việc dạy sinh viên tìm thông tin họ cần, đánh giá chúng về sự liên quan, phân tích chúng, tổng hợp chúng từ nhiều nguồn, và trao đổi hiểu biết của họ với thầy giáo về việc đánh giá. Đây là những kĩ năng có giá trị mà mọi học sinh đều cần, bất kể lĩnh vực học tập nào hay kiểu làm việc nào họ làm vì phần lớn công việc tương lai đều là công việc tri thức nơi công nhân phải tìm ra thông tin đúng, phân tích chúng, tổ chức chúng và trao đổi chúng với những người khác.
Trong lớp học tích cực, học sinh chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ khi tài liệu môn học được cung cấp bên ngoài lớp học qua website hay sách giáo khoa nơi họ phải học trước khi tới lớp. Thời gian trên lớp được dùng phần lớn cho thảo luận, tranh cãi, và làm việc tổ dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Học sinh học qua thảo luận và làm việc trong tổ để áp dụng điều họ biết để giải quyết vấn đề tương tự như “vấn đề thực” ở chỗ làm việc. Học sinh học bằng việc hỏi “Cái gì xảy ra”, “Tại sao nó xảy ra”, “Tại sao cái này làm việc?” và “Tại sao cái kia không làm việc?” Họ học điều tra vấn đề bằng việc tiến hành nghiên cứu để tìm nhiều thông tin hơn hay tài liệu liên quan cũng như giải pháp. Bằng việc học theo cách riêng của mình, học sinh có thể thấy giá trị của tài liệu môn học và cách họ có thể dùng nó trong đời họ. Thay vì ghi nhớ các khái niệm và lí thuyết hàn lâm như giáo dục truyền thống; họ học giải quyết vấn đề cho tình huống thực mà họ phải giải quyết trong đời họ. Điều quan trọng cho thầy giáo là giải thích cách tiếp cận mới này để khuyến khích học sinh học nhiều hơn để cho họ sẵn sàng cho việc làm tương lai. Điều cũng quan trọng cho trường là phát triển cộng tác tốt hơn với công nghiệp để chắc đào tạo của họ là có liên quan để cho học sinh có thể có được tri thức và kĩ năng họ cần cho tiến triển nghề nghiệp của họ. Mục đích của phương pháp học tích cực là cung cấp sự tương xứng có thể tốt nhất giữa cơ hội học tập và tri thức và kĩ năng được cần bởi thị trường việc làm để làm lợi cho nền kinh tế đất nước và xã hội.
Việc học cả đời là việc liên tục học ngay cả sau khi họ đã rời nhà trường. Nó bao quát miền học rộng từ học chính thức trong lớp học tới việc học không chính thức bằng cách đọc sách; xem video giáo dục hay học môn học trực tuyến v.v. Đầu tư vào thời gian và nỗ lực cho tri thức và kĩ năng mới sẽ đem lại nhiều ích lợi cho cả các cá nhân và cho xã hội. Hiện thời chúng ta đang trong chuyển tiếp sang thời đại thông tin và tri thức là tài sản then chốt cho tăng trưởng kinh tế vì nền kinh tế toàn cầu dựa trên sáng tạo, và dùng tri thức. Trong thế giới toàn cầu này, giáo dục được coi là nền tảng cho mọi thứ. Trong quá khứ, đọc, viết và làm tính số học là những kĩ năng nền tảng nhưng ngày nay bên cạnh ba kĩ năng này, kĩ năng học cả đời điều cho phép mọi người tìm thông tin và phát triển tri thức đã trở thành kĩ năng bản chất thứ tư. Để chuẩn bị cho học sinh với tương lai của họ, hệ thống giáo dục phải hội tụ vào phát triển kĩ năng mới này cho mọi học sinh và thầy giáo cần thúc đẩy kĩ năng mới này và chuẩn bị cho mọi học sinh có trách nhiệm cho việc học cả đời riêng của họ.
Trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh này, nền tảng của quốc phòng là giáo dục tốt. Để sống còn và tăng trưởng nền kinh tế, mọi nước đều phải cải tiến giáo dục của nó và cung cấp cho công dân của họ các tri thức, kĩ năng, thái độ cũng như tính cách tinh thần như tính chính trực và đạo đức. Giáo dục là đầu tư tốt nhất mà chính phủ có thể làm trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com