Hỏi thay vì nói

Hỏi thay vì nói

Là thầy giáo, chúng ta bao giờ cũng có những tình huống mà sinh viên ngồi trong lớp nhưng không chú ý. Một số ngủ nửa chừng khi số khác nhìn chúng ta nhưng tâm trí của họ để đi đâu khác. Khi việc dạy là thú vị, một số có thể chú ý nhưng khi nó không thú vị, phần lớn sẽ làm cái gì đó như kiểm emails trên laptop của họ hay gửi tin nhắn trên điện thoại thông minh; cho dù họ có thể có vẻ như đang nghe bài giảng.

Một số thầy giáo tập trung vào việc dạy và không đếm xỉa tới liệu sinh viên có chú ý hay không. Nhưng nếu sinh viên không chú ý, họ không học. Có những điều mà thầy có thể làm để giữ cho họ chú ý và học. Để làm cho họ chú ý, chúng ta cần làm cho họ thấy khó làm cái gì đó khác. Tôi không cho phép sinh viên mở laptop của họ hay dùng điện thoại thông minh trong lớp trong bài học. Tôi nhẹ nhàng nhắc nhở họ bằng việc nói cái gì đó vui đùa kiểu như: “Thầy không thể cạnh tranh được với phim nào đó trên YouTube hay emails từ bạn trai hay bạn gái của các em, cho nên đóng laptop lại và tắt điện thoại thông minh đi.”

Là thầy giáo, tất cả chúng ta đều biết rằng khó cho sinh viên chú ý trong bài giảng dài kéo dài bốn mươi phút tới một giờ. Nhưng đây là cách dạy truyền thống và đó là cách chúng ta đã được dạy khi là sinh viên. Nhưng ngày nay sinh viên không ngồi yên tĩnh và thụ động hấp thu thông tin nữa, cho nên chúng ta cần đổi cách dạy khác. Trong học tích cực, sinh viên phải đọc tài liệu môn học trước khi tới lớp cho nên tôi không phải bảo họ điều họ phải học vì tôi mong đợi rằng họ đã biết. Tôi tổ chức tài liệu môn học thành những phần nhỏ hơn hội tụ chỉ vào những khái niệm then chốt, từng phần có thể được dạy trong xấp xỉ 5 tới 10 phút. Tôi cho bài giảng ngắn để bao quát các khái niệm rồi bắt đầu hỏi các câu hỏi. Thay vì nói cho họ, tôi hỏi họ về điều họ đã học. Nếu họ không đọc tài liệu trước khi lên lớp hay không chú ý tới tóm tắt, họ không thể trả lời được. Sau khi nhiều sinh viên trả lời câu hỏi, tôi tiếp tục phần tiếp. Phong cách “bài giảng mini” này là hiệu quả vì nó cho phép sinh viên học từng chút một. Sinh viên có thể kiểm liệu họ biết cái gì đó hay không bằng việc lắng nghe câu hỏi và câu trả lời. Nếu họ không hiểu cái gì đó, họ có thể hỏi câu hỏi. Chừng nào họ còn tham gia vào trong hoạt động trên lớp này, họ chú ý và học nhiều hơn. Bằng việc có “bài giảng mini” lớp có thể đi nhanh và sinh viên sẽ nhớ nhiều hơn. Đôi khi để thu hút sự chú ý của họ, tôi cũng hỏi các câu hỏi về bài giảng trước để chắc rằng họ vẫn nhớ điều họ đã học từ tuần trước. Để chắc rằng họ sẽ nhớ tài liệu, tôi thường đùa: “Các em chưa bao giờ biết liệu thầy sẽ hỏi cùng câu hỏi cho bài kiểm tra tiếp.”

Để nhắc nhở sinh viên và đánh giá học tập của họ, tôi thường hỏi: “Điều quan trọng nhất mà các em học trong thảo luận hôm nay là gì?” hay “Các em có thể giải thích khái niệm này theo lời riêng của em không?” Điều này sẽ cho việc tóm tắt tài liệu hàng ngày mà sinh viên phải học. Vì phần lớn sinh viên mong đợi rằng tôi sẽ hỏi hai câu hỏi này ở cuối mỗi lớp, họ bao giờ cũng được chuẩn bị. Đôi khi tôi thách thức họ bằng việc hỏi: “Các em có thể đào sâu thêm về khái niệm này không?” Hay “Các em có thể giải thích điều em ngụ ý không?”

Bằng việc hỏi sinh viên nhiều hơn, bạn muốn họ đi xa hơn chỉ là ghi nhớ sự kiện nào đó mà đi ra ngoài các khái niệm vào trong hiểu sâu sắc để cho họ có thể áp dụng chúng khi được cần. Chẳng hạn: “Khi nào các em nghĩ rằng khái niệm này có thể áp dụng được? Với điều kiện nào?” và “Làm sao em biết điều đó? Tại sao em kết lận điều đó?” Tôi tin bằng việc hỏi thay vì việc nói, chúng ta có thể làm cho sinh viên học nhiều hơn ở mức sâu hơn kĩ thuật đọc bài giảng qui ước.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com