Học từ sai lầm/2

Phần lớn học sinh đều sợ phạm phải sai lầm, và họ cố gắng tránh điều đó nhiều nhất có thể được. Phần lớn các giáo viên cũng không muốn học sinh phạm phải sai lầm, cho nên họ làm việc cần mẫn để ngăn cản học sinh khỏi phạm sai lầm. Đặc biệt ở châu Á, giáo viên sẽ làm bất kì cái gì họ có thể làm để giúp cho học sinh KHÔNG phạm sai lầm. Đôi khi họ lặp lại bài giảng nhiều lần để chắc rằng học sinh biết câu trả lời hay cho học sinh bài học thêm, để cho học sinh không phạm sai lầm. Nhưng tại sao chúng ta sợ để học sinh phạm sai lầm?

Tất nhiên, không giáo viên nào muốn thấy học sinh trượt trong lớp của họ nhưng có khác biệt trong các lớp học châu Á và phương Tây. Nếu học sinh trượt trong lớp ở Mĩ, họ phải học lại lớp đó vì học sinh chịu trách nhiệm cho việc học của họ. Cho học sinh điểm thấp và làm cho họ phải học lại môn học cho tới khi việc học của họ là việc thông thường và phần lớn học sinh chấp nhận điều đó như một phần của việc học của họ. Ở châu Á, nếu học sinh trượt một lớp, giáo viên cảm thấy có trách nhiệm vì họ quan tâm tới việc học của học sinh và họ không muốn thấy học sinh trượt. Khi dạy ở châu Á, tôi để ý rằng phần lớn các giáo viên đều bám theo kế hoạch bài giảng một cách nghiêm ngặt. Họ muốn bao quát mọi thứ trong nội dung, từ đầu đến cuối, cho nên họ không có đủ thời gian để học sinh tự học. Do thời gian bị giới hạn trong lớp học, nhiều người “dạy câu trả lời” thay vì để tự bản thân học sinh tìm ra câu trả lời. Nếu học sinh không hiểu, họ cho học sinh câu trả lời thay vì cho phép học sinh có thời gian suy nghĩ về câu trả lời. Một giáo viên châu Á nói với tôi: “Nếu chúng tôi dạy theo cách thầy dạy, chúng tôi sẽ không bao giờ kết thúc được nội dung môn học. Chúng tôi không có đủ thời gian cho học sinh; họ phải biết câu trả lời để cho họ có thể qua được kì thi.” Bằng việc cho câu trả lời cho nên học sinh có thể ghi nhớ thay vì khám phá ra câu trả lời theo cách riêng của họ, việc dạy này cũng làm hỏng chủ định của việc học sâu.

Vài năm trước ở châu Á, tôi có cùng dạy môn “Thuật toán phần mềm” với một giáo sư khác. Một hôm, một học sinh trình bày một thuật toán để giải bài toán sắp xếp. Thầy giáo này dường như nổi giận; ông ấy la lên: “Đấy không phải là cách đúng.” Học sinh này bảo vệ giải pháp của mình bằng việc chỉ ra rằng thuật toán của anh ta cũng giải quyết được bài toàn này. Thầy giáo thất vọng: “Nhưng em phải làm nó theo cách này. Điều em làm không phải là cách đúng.” Mặc dầu anh ta là đúng vì điều học sinh này đã làm không phải là giải pháp tốt nhất, cho dù nó giải quyết được vấn đề, nhưng thầy giáo không thể cho phép cách giải khác trong lớp của mình. Thầy không muốn thấy giải pháp khác vì nó làm cho học sinh bị lẫn lộn. Thầy muốn mọi học sinh đều đi theo “câu trả lời đúng” để qua được kì thi. Thầy sợ rằng bằng việc cho phép các giải pháp khác nhau, điều đó có thể làm loãng việc dạy của thầy, cho nên thầy muốn chắc rằng mọi học sinh đều học “cách đúng” đã được viết trong sách giáo khoa. Nhưng bằng việc đi theo một giải pháp “công thức”, điều đó ngăn cản học sinh học cho bản thân họ. Nếu tình huống này xảy ra ở Mĩ, tôi sẽ cho phép học sinh giải thích giải pháp của anh ta trong lớp rồi để lớp thảo luận để đi tới giải pháp tốt nhất.

Khi học sinh quốc tế tới lớp tôi ở CMU, sẽ phải mất ít nhất là một năm hay hơn để đổi thói quen học tập của họ. Tôi bao giờ cũng yêu cầu họ nghĩ về câu trả lời hay trình bày giải pháp của họ trong lớp để thảo luận. Nếu nó là sai, họ phải làm lại nó trước khi tôi cho họ câu trả lời đúng. Học sinh thường hỏi: “Tại sao thầy làm cho chúng em nghĩ và đưa tới câu trả lời sai nhiều lần rồi thầy phải sửa lại nó? Cho chúng em câu trả lời đúng có phải dễ dàng hơn không?” Tôi giải thích: “Phạm sai lầm là được. Đem tới câu trả lời sai là được vì đó là cách các em học. Việc của thầy là giúp cho các em học từ sai lầm của các em. Nếu các em biết rằng các em sai thì lần sau các em sẽ đổi cách nghĩ và đi tới câu trả lời đúng. Có nhiều cách giải vấn đề, và thầy muốn các em tự mình giải quyết vấn đề. Nếu các em sai, các em có thể thử lại nó cho tới khi các em làm được nó đúng. Học từ sai lầm không phải là tự động đâu, cho nên các em phải làm nó nhiều lần để có được câu trả lời đúng. Nhưng một khi các em đã có câu trả lời đúng, các em học việc giải quyết vấn đề; và tư duy đó sẽ ở lại với các em trong thời gian dài. Nếu thầy cho các em câu trả lời đúng, đó là suy nghĩ của thầy, không phải của các em; chẳng mấy chốc các em sẽ quên nó sau lớp và việc học không xảy ra. Có thể mất thời gian để phát triển kĩ năng này bằng việc học từ sai lầm, nhưng một khi các em học nó rồi, các em sẽ không bao giờ quên vì nó tới từ các em.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com