Học từ sai lầm

Học từ sai lầm

Tất cả chúng ta đều biết rằng thất bại là người thầy tốt nhất. Phần lớn điều sinh viên học trong trường, họ học từ sai lầm của họ. Bạn có thể không nhớ bài kiểm tra mà bạn đã làm tốt nhưng bạn bao giờ cũng nhớ bài kiểm tra bạn làm hỏng. Nhưng thay vì dùng thất bại như công cụ dạy học, hệ thống giáo dục hiện thời ngăn cản nó như một dấu hiệu của thất bại. Một số thầy giáo kết án sinh viên khi họ thất bại là ngu ngốc, và không thể thành công được thay vì cho họ cơ hội để học từ sai lầm của họ. Sinh viên bị đo bằng các bài kiểm tra đa dạng trong cả môn học về việc họ làm chủ tài liệu tốt đến đâu. Vì từng bài kiểm tra đều được cho điểm dựa trên thành công hay thất bại của nó, và điểm chung cuộc được xác định bằng việc kết tập từng điểm riêng biệt, thất bại được giữ lại và mang đi cùng với sinh viên qua cả môn học. Kết quả là sinh viên trở nên đối nghịch với thất bại, bị mất tinh thần bởi thất bại, và hội tụ nhiều vào điểm số hơn là giáo dục.

Một cách để lật ngược xu hướng này là bằng việc dùng "cơ hội thứ hai" trong giáo dục. Sinh viên hỏng trong bài kiểm tra không nên chịu điểm thấp vĩnh viễn. Họ đơn giản phải cố gắng nó lần nữa. Khi mà họ còn học tài liệu, họ nên được coi là thành công trong việc làm chủ tài liệu. Họ phải nghĩ lại mục đích của bản thân việc cho điểm. Phần lớn các thầy giáo coi cho điểm là quá trình phân tách sinh viên giỏi và sinh viên kém. Khái niệm về "giỏi hay kém" đã được phát minh ra trong các triều đại để chọn lọc vài người hàng đầu phục vụ cho nhà vua. Chúng ta đang ở cách xa thời đại đó, mục đích của giáo dục không còn là chọn lọc người giỏi nhất và lỗi lạc nhất mà để cung cấp tri thức và kĩ năng cho sinh viên để họ có thể ra quyết định theo cách riêng của họ. Chúng ta đang phát triển công dân cho đất nước, không phải là vài quan chức cho hoàng đế.

Khi tôi dạy tại đại học Thanh Hoa, nhiều giáo sư đã ngạc nhiên rằng tôi cho nhiều điểm A và A- trong lớp. Ông chủ nhiệm khoa giải thích: “Thầy dễ dàng cho điểm cao thế, chúng tôi là trường hàng đầu và chúng tôi chỉ cho rất ít A, số còn lại là B và C. Vì thầy là giáo sư mời, thầy nên học hệ thống của chúng tôi.” Tôi bảo ông ấy rằng tôi không phải là giáo sư dễ dãi. Tiếng tăm của tôi tại CMU là một trong những giáo sư nghiêm khắc nhất bởi vì khi sinh viên không đáp ứng "công việc chất lượng A" tôi bảo họ làm lại nó từ đầu, và tiếp tục phải làm lại nó từ đầu lặp đi lặp lại cho tới khi nó là công việc chất lượng A. Chỉ thế nó mới được chấp nhận. Nếu sinh viên không hoàn thành bài giao, họ phải làm lại nó từ đầu cho tới khi nó được hoàn thành và thoả mãn chất lượng mà tôi tìm kiếm. Tôi sẽ không chấp nhận bài điểm B. Nếu họ không học nó bây giờ, họ phải học nó lặp đi lặp lại cho tới khi họ họ thông nó.

Tôi không coi điểm thấp là dấu hiệu của thất bại hay dấu hiệu của yếu kém. Tôi mong đợi công việc lớn từ sinh viên và yêu cầu họ vẫn cứ làm việc, giữ việc học cho tới khi họ làm chủ môn học. Nếu họ phạm sai lầm, họ phải học lại nó cho tới khi họ học thông nó. Chúng ta học nhiều bằng việc phạm sai lầm và sửa sai lầm của mình. Ngày nay nhiều giáo viên chỉ cho sinh viên điểm và sinh viên chỉ nhìn vào điểm và coi rằng họ là sinh viên giỏi hay kém. Không ai học cái gì. Khi họ qua được bài kiểm tra, họ là giỏi, khi họ làm hỏng bài kiểm tra, họ là kém. Điểm được coi là quan trọng cho học tập. Nếu điều này tiếp tục thì sinh viên sẽ chạy theo "bằng cấp" như bằng chứng rằng họ hoàn thành đào tạo thay vì tri thức mà họ có thể áp dụng trong cuộc sống của họ.

Tôi mong đợi sinh viên sửa được những thất bại riêng của họ và học từ sai lầm của họ bởi vì mục đích của giáo dục là học tập. Sinh viên tới trường để học chứ không để là sinh viên giỏi hay kém. Với tôi thất bại không phải là tuỳ chọn; nó là cơ hội để học tập. Chúng ta cần tổ hợp thất bại vào trong việc dạy của chúng ta để làm sinh ra nhiều thành công hơn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com