Hệ tư tưởng công ty khởi nghiệp

Một số công ty khởi nghiệp không chỉ là công ty công nghệ mà còn có viễn kiến tạo ra tác động lên xã hội. Thành công then chốt của các công ty khởi nghiệp này không chỉ là sinh lời mà còn là tăng trưởng lớn hơn và đạt tới mục đích dài hạn. Sinh viên cần nhìn vào Hewlett Packard, Intel, Apple, Microsoft, và Google như những tấm gương về thành công của công ty khởi nghiệp mà đã tăng trưởng thành doanh nghiệp lớn và tác động lên xã hội.

Nếu bạn nhìn vào những công ty này, bạn sẽ thấy rằng tất cả họ đều bắt đầu với đam mê về công nghệ. Ý tưởng nguyên gốc của Steve Jobs chỉ là chứng minh rằng ông ấy có thể làm được một máy tính nhỏ mà có nhiều chức năng của máy tính lớn. Khi nhiều người quan tâm tới sản phẩm của họ, Steve Jobs đã đặt viễn kiến về đưa máy tính vào mọi gia đình ở Mĩ và mở rộng công ty từ ga ra của bố mẹ ông ấy sang chỗ lớn hơn. Sergey Brin và Larry Page đã không nghĩ về tạo ra công ty khởi nghiệp, họ chỉ muốn xây dựng một động cơ tìm kiếm tốt hơn như một phần của nghiên cứu của họ ở đại học. Chỉ khi nhiều bạn bè muốn dùng nó, thì họ mới chuyển sang địa điểm khác bên ngoài đại học và bắt đầu Google.

Nhiều sinh viên thường tin nhà doanh nghiệp là người muốn làm ra nhiều tiền. Thực ra, nhà doanh nghiệp phần lớn là người có đam mê về công nghệ. Họ tập trung vào khía cạnh kĩ thuật; cố gắng giải quyết vấn đề hơn là nghĩ về tiền. Thực ra phần lớn họ thậm chí đã không nghĩ về tiền chút nào. Steve Jobs đề nghị trao máy tính Apple cho Atari nếu họ đồng ý làm nó. Ông ấy nói: "Chúng tôi đã mất nhiều tháng để làm nó và chỉ muốn nó được người khác dùng. Khi cả Atari và HP từ chối làm nó, chúng tôi quyết định tự mình làm nó." Bill Gates chỉ muốn tạo ra một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC cho máy tính Altair. Nhưng người quản lí Altair từ chối: "Chúng tôi là công ty phần cứng và chẳng liên quan gì tới phần mềm." Sau đó Bill nghe nói rằng IBM đang tìm một công ty phần mềm để xây dựng hệ điều hành cho máy tính nhỏ của nó. Ông ấy tiếp cận IBM với một đề nghị viết phần mềm cho chúng nhưng IBM từ chối làm kinh doanh với công ty vô danh tiểu tốt. Bill khăng khăng rằng ông ấy có thể làm được nó và sau bốn lần nỗ lực bị bác bỏ, IBM đã cho ông ấy một cơ hội. Ông ấy đã chuyển giao PC-DOS cái trở thành hệ điều hành cho IBM PC và cuối cùng đã kiểm soát thị trường phần mềm PC.

Nếu chúng ta đọc các câu chuyện của HP, Apple, Google, và Microsoft, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả họ đều theo đuổi các mục đích kĩ thuật để giải quyết vấn đề, không ai trong số họ đã hội tụ vào việc làm ra tiền lúc ban đầu. Họ tất cả đều được hướng dẫn bởi hệ tư tưởng công nghiệp cốt lõi. Steve Jobs thừa nhận rằng ông ấy không bao giờ nghĩ về việc làm ra tiền trong những ngày đầu đó của Apple: "Chúng tôi chỉ muốn nó được làm ra, chúng tôi không quan tâm ai sẽ làm nó. Chúng tôi sẽ vui mừng cho nó đi và thậm chí làm việc với bất kì ai làm ra sản phẩm của chúng tôi. Tiền chưa bao giờ tới trong tâm trí chúng tôi mãi cho tới khi chúng tôi đã bán được vài triệu đơn vị." Sergey Brin của Google cũng nói: "Ý tưởng của chúng tôi là làm ra động cơ tìm kiếm tốt hơn, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ về việc làm ra tiền. Chúng tôi quá bận rộn với thiết kế và cách làm cho nó tốt hơn những người khác."

Công ty khởi nghiệp thành công cũng gìn giữ hệ tư tưởng kĩ thuật của nó khi nó tăng trưởng lớn hơn và trở thành doanh nghiệp. Khi bạn viếng thăm Google, Apple, Microsoft v.v. bạn sẽ thấy rằng đa số người làm việc ở đó đều là người kĩ thuật. Tất nhiên, họ có người bán hàng và người tiếp thị nhưng tất cả họ đều chia sẻ cùng đam mê kĩ thuật điều tạo khả năng cho họ tác động tới thị trường mà không làm hỏng ý tưởng kĩ thuật của họ. Thành công của những công ty này dựa trên lực lượng lao động kĩ năng cao, những người đam mê về hệ tư tưởng kĩ thuật của họ. Khía cạnh then chốt khác của những công ty này là ở chỗ họ hội tụ vào làm cái gì đó tốt hơn mỗi lúc. Steve Jobs bao giờ cũng nhắc nhở người của ông ấy: "Sản phẩm tiếp phải tốt hơn sản phẩm trước về mọi phương diện."

Nếu bạn muốn khởi đầu một công ty nhưng ngần ngại bởi vì bạn không chắc về làm ra tiền, tôi gợi ý rằng bạn quên "chuyện tiền" đi mà nghĩ về cách giải quyết các vấn đề cho khách hàng trước hết. Nếu bạn có thể giải quyết được các vấn đề cho nhiều người thì bạn đã trên đường đúng để làm ra tiền. Tất nhiên, bằng việc bắt đầu công ty bạn sẽ trải nghiệm nhiều vấn đề nhưng chừng nào bạn còn sẵn lòng học từ những sai lầm này, bạn sẽ làm tốt. Ngày nay mọi người nhìn vào Apple như công ty thành công nhưng ít người biết rằng Apple có nhiều thất bại trong toàn bộ lịch sử của nó. Apple 1 đã KHÔNG là sản phẩm thành công nhưng Apple 2 đã rất thành công. Apple 3 và Lisa là thất bại lớn hơn nhưng Mac đã là thành công. Cả máy tính Newton và Next đều là thảm hoạ nhưng iPod, iPhone và iPads đã là thành công lớn. Sức mạnh của Steve Jobs là "Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ từ bỏ mà bao giờ cũng được chuẩn bị để bỏ, cải biên, hay làm tiến hoá ý tưởng nhưng không bao giờ từ bỏ công ty."

Các phần tử nền tảng của công ty khởi nghiệp là hệ tư tưởng kĩ thuật và viễn kiến của nó điều hướng dẫn và gây hứng khởi cho công nhân đi tới chiều hướng chung. Tất nhiên sinh lời là điều kiện cần cho sự tồn tại nhưng nó không nên là điểm đến tối thượng. Lợi nhuận là xăng làm cho động cơ chạy nhưng viễn kiến là phương hướng nơi xe phải đi tới và hệ tư tưởng là bản thân động cơ giữ cho chiếc xe chạy. Không có động cơ và người lái xe, xăng là vô dụng và nó sẽ bay hơi trong không trung.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem