Doanh nghiệp và công nghệ

Toàn cầu hoá yêu cầu cách tiếp cận phát kiến tới giáo dục, tạo ra người tốt nghiệp hiểu các liên nối giữa doanh nghiệp, kinh tế và công nghệ trên khắp thế giới. Ngày nay thuật ngữ công nghệ thường nói tới công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.

Hiện thời những công nghệ này đang đặt ra các thách thức cho doanh nghiệp hiện có. Chúng không chỉ phá vỡ thị trường dành cho các sản phẩm đã có uy tín mà còn thay đổi mong đợi của khách hàng. Chẳng hạn, công nghệ thông tin đã phá vỡ các doanh nghiệp có uy tín lớn với cửa hàng trực tuyến. Công nghệ sinh học đã phá vỡ thị trường nông nghiệp bằng việc tạo ra cây trồng biến đổi gen mà có thể mọc trong điều kiện khắc nghiệt. Công nghệ nano đã phá vỡ khoa học sự sống, điện tử, và công nghiệp chăm sóc sức khoẻ bằng việc tạo ra sản phẩm mới thậm chí không tồn tại vài năm trước. Cùng nhau những công nghệ mới này có thể dẫn lái doanh nghiệp có áp dụng chúng tới các giá trị cao hơn.

Để hiểu tác động của những công nghệ này, hệ thống giáo dục phải thay đổi. Thay vì coi công nghệ như lĩnh vực biệt lập, họ cần nhìn nó như lực phải được nghiên cứu, phân tích và tích hợp. Giáo dục hiện thời không dạy tích hợp công nghệ. Chẳng hạn, sinh viên kinh doanh không cần học về công nghệ và sinh viên công nghệ không cần học về tiếp thị hay tài chính. Hệ thống giáo dục mới phải phát triển sinh viên có tri thức mà có thể tích hợp công nghệ, doanh nghiệp và các mục tiêu khác vào "bức tranh tổng thể" cho thế giới đã được kết nối. Cách tiếp cận tích hợp này được cần để cho sinh viên hiểu tác động của công nghệ trong cả thị trường hiện thời và tương lai. Chỉ bằng việc có cái nhìn toàn bộ, họ có thể nhận diện giải pháp công nghệ được chấp thuận để đạt tới mục tiêu doanh nghiệp. Sinh viên phải có khả năng nhận diện nhu cầu hiện thời và tương lai và công nghệ nào có thể đáp ứng cho những nhu cầu này. Công nghệ mới đang mở ra các cơ hội kinh doanh mới nhưng nếu bạn bỏ lỡ nó, kẻ cạnh tranh sẽ thu được ưu thế bởi vì với toàn cầu hoá, cạnh tranh sẽ dữ dội.

Trong doanh nghiệp truyền thống, công nghệ giữ vai trò hỗ trợ nhưng ngày nay công nghệ phải giữ vai trò chiến lược và công ty biết cách tận dụng ưu thế của công nghệ sẽ làm tốt. Chẳng hạn, Google, Amazon, eBay và Facebook là các doanh nghiệp nơi công nghệ đóng vai trò chiến lược. Google không làm tiền trên động cơ tìm của nó mà vào quảng cáo. Càng nhiều người dùng Google, giá nó tính cho các khách hàng quảng cáo càng cao. Amazon bắt đầu là đại lí sách trực tuyến nhưng công nghệ thông tin của nó đã cho phép nó mở rộng sang các khu vực khác, kể cả cung cấp dịch vụ tính toán mây. eBay bắt đầu như một mô hình đấu giá cho những thứ đã dùng rồi nhưng công nghệ của nó giúp nó mở rộng thành thị trường bán lẻ khổng lồ. Facebook bắt đầu như một mạng xã hội cho sinh viên đại học ở Harvard nhưng bây giờ nó trở thành mạng xã hội kết nối hơn nửa tỉ người trên trái đất. Những công ty này đã khai thác sức mạnh của công nghệ để đạt tới thị trường khổng lồ và đạt tới giá trị doanh nghiệp lớn điều không tồn tại trước đây.

Công nghệ thay đổi nhanh yêu cầu những thay đổi chính trong qui trình doanh nghiệp và vai trò của nhân viên. Tư duy mới, viễn kiến mới và phương pháp quản lí mới được cần tới. Hệ thống cấp bậc quản lí trên xuống hiện thời không còn hợp thức và phải bị thay thế bằng hệ thống quản lí nhanh nhẹn hơn, điều có thể nhanh chóng thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu thị trường mới. Các công ty phải được tổ chức lại để đáp ứng thực tại thị trường. Cấp quản lí phải thích nghi với học liên tục để ra quyết định đúng. Tích hợp công nghệ và quản lí doanh nghiệp là cách tiếp cận đa chiều nhưng ngày nay chỉ vài doanh nghiệp biết cách làm điều đó hiệu quả. Đó là lí do tại sao giáo dục phải thay đổi để tạo ra ưu thế doanh nghiệp và quyền lãnh đạo thị trường để duy trì tăng trưởng. Công nghệ không chỉ là phương tiện để làm tiền mà còn là yếu tố biến đổi sản phẩm và mong đợi của khách hàng. Quản lí công nghệ phải được coi là vấn đề lập kế hoạch chiến lược xứng đáng có được sự chú ý nghiêm chỉnh và phải được tích hợp với quản lí doanh nghiệp.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem