Dạy công nghệ
Một thầy giáo viết cho tôi: “Hiển nhiên là Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực học tập tốt nhất ở đại học nhưng nhiều sinh viên không chọn lĩnh vực này vì họ sợ. Chúng tôi có thể làm gì để khuyến khích họ học công nghệ? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Nhiều sinh viên sợ Công nghệ thông tin (CNTT) vì họ tin nó rất khó. Một số thông tin sai tới từ bạn bè họ những người có lẽ nghe từ ai đó khác, người có thể không biết gì về công nghệ. Nhưng có thể khó khăn này tới từ cách tiếp cận dạy công nghệ điều làm cho sinh viên ngần ngại chọn lĩnh vực này. Nhiều đào tạo Công nghệ thông tin bắt đầu với môn lập trình máy tính khi phần lớn sinh viên năm thứ nhất không được chuẩn bị. Vài năm trước, khi tôi dạy ở châu Á, tôi nghe một giáo sư nói: “Chúng tôi làm cho nó khó lên để giảm số sinh viên vào CNTT, đặc biệt là những người kém, để cho chúng tôi không phải xử lí họ về sau.”
Để khuyến khích sinh viên học CNTT, chúng ta phải thay đổi cách dạy bằng việc hội tụ vào dùng công nghệ thay vì phát triển công nghệ. Máy tính là công cụ để dùng, không phải là cái gì đó họ phải sợ. Thay vì chỉ nói cho sinh viên: “Đây là điều các em phải học để lập trình cho máy tính” thầy giáo nên hội tụ vào “Đây là cách máy tính được dùng trong doanh nghiệp, trong công nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày.”
Ngày nay thanh niên quen thuộc với công nghệ, họ học dùng điện thoại thông minh và máy tính bảng nhanh chóng nhưng họ không biết cách các thiết bị này được dùng trong doanh nghiệp và trong công nghiệp để tự động hoá và chuẩn hoá. Đây là cách thầy giáo giỏi nên bắt đầu lớp để làm cho họ quan tâm tới việc dùng công nghệ trước khi dạy họ cách lập trình và phát triển công nghệ. Thầy giáo nên bắt đầu bằng việc giải thích cách công nghệ đang làm thay đổi xã hội của chúng ta, cách chúng tác động tới doanh nghiệp và nền kinh tế rồi giúp sinh viên hiểu về nghề nghiệp của họ trong lĩnh vực này và cách họ có thể hình thành tương lai của họ cũng như xã hội của họ. Chẳng hạn, thầy giáo có thể hỏi sinh viên về cách họ dùng điện thoại thông minh để truy nhập vào Internet. Điều này sẽ cho thầy giáo ý tưởng nào đó về khả năng của sinh viên khi dùng công nghệ. Thầy giáo có thể hỏi sinh viên cách họ xem phim trên YouTube hay cách họ kết nối với bạn bè của họ trên Facebook. Từ những cách nhìn chung này, thầy giáo có thể giải thích cách công ti tìm thông tin của khách hàng trên Internet hay cách Apple làm ra tiền trên app di động. Nếu bạn bắt đầu với cách nhìn này, bạn sẽ làm cho sinh viên cảm thấy thoải mái và muốn học thêm nữa. Sinh viên phải có khả năng trả lời cho những câu hỏi nền tảng như: Điều tốt nhất để dùng công nghệ thông tin là gì? Công nghệ có thể giải quyết được vấn đề gì? Cuộc sống của tôi sẽ khác thế nào nếu tôi có những kĩ năng này? Tôi sẽ kiếm được việc làm nào qua việc biết cái này? Bạn nên để cho lớp thảo luận về việc dùng công nghệ trong đời sống của họ, trong gia đình họ, trong xã hội của họ rồi bạn hỏi sinh viên: “cái gì ngăn cản em học công nghệ này?” và “Làm sao các em vượt qua được chúng?”
Ngay cả khi bạn dạy về lập trình, thay vì hội tụ vào mọi thứ mà có thể đi sai, bạn nên hội tụ vào những điều tích cực bằng việc bảo họ “Cách duy nhất để học lập trình là qua phạm sai lầm.” Họ càng phạm nhiều sai lầm, họ sẽ càng lập trình tốt hơn từ sai lầm riêng của họ. Điều cũng quan trọng là đi chậm hơn thay vì cố kết thúc mọi thứ tương ứng theo sách giáo khoa. Sinh viên nên có khả năng học trong môi trường được thiết kế để hỗ trợ cho nhịp riêng của họ. Một số người học nhanh nhưng số khác có thể chậm cho nên thầy giáo phải có kiên nhẫn để hỗ trợ cho họ bằng việc biết nhu cầu của họ. Giáo dục cũng là cách mở rộng hiểu biết của sinh viên về thế giới quanh họ cho nên thầy giáo phải cung cấp bài giảng thêm về cái gì đang xảy ra trên thế giới, trong công nghiệp, cũng như xu hướng công nghệ. Chìa khoá là làm cho môn công nghệ thành thú vị hơn để sinh viên học. Thầy giáo nên khuyến khích sinh viên truy nhập vào Internet, tìm những bài báo thú vị từ các website kĩ thuật và đem tới lớp để thảo luận thêm. Bằng việc làm điều này, thầy giáo sẽ khuyến khích sinh viên là người học chủ động vì họ phải đọc nhiều hơn và học nhiều hơn. Lớp học nên được thiết kế là chỗ sinh viên có thể tương tác với người khác để thảo luận, tranh luận và cùng làm việc với nhau để phát triển cách làm việc tổ và kĩ năng cộng tác. Ngày nay thế giới đang chuyển xa khỏi nền kinh tế chế tạo, tri thức đang trở nên tăng thêm giá trị. Sinh viên không nên được dạy về ghi nhớ các lí thuyết và sự kiện hay thực hiện các nhiệm vụ lặp lại bằng việc tuân theo các chỉ dẫn cơ bản vì những điều này sẽ được tự động hoá bằng công nghệ. Ngày nay sinh viên phải học cách tư duy phê phán và cách giải quyết vấn đề bằng việc dùng tri thức riêng của họ. Họ phải phát triển cả kĩ năng kĩ thuật cũng như kĩ năng mềm vì những kĩ năng này sẽ giúp chuẩn bị cho họ về nghề nghiệp tương lai của họ.
Vì mọi nước bây giờ đều được kết nối vào nền kinh tế toàn cầu, điều này sẽ yêu cầu sinh viên có khả năng làm việc trên các qui trình phức tạp, tư duy độc lập, và trao đổi tốt với người khác. Họ nên phát triển tình yêu với việc học bằng việc thường xuyên học tập trong khi được tham gia vào các công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm cuộc sống.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com