Tầm quan trọng của việc đọc

Ngày nay học sinh không đọc sách mà ưa thích các thiết bị điện tử. Ngay cả trong lớp của tôi, nhiều học sinh đều đặn nhìn vào điện thoại di động và laptop của họ để xem tin nhắn ngắn từ bạn bè hay tin tức từ Facebook.

Năm ngoái các khảo cứu của chính phủ Mĩ thấy rằng từ năm 1990, số phần trăm học sinh trung học là người đọc sách đã giảm từ 75% xuống 52%, và số phần trăm sinh viên đại học đã giảm từ 64% xuống 32%. Nhưng số phần trăm này che giấu một điều quan trọng: Phần lớn điều họ đọc là từ Google, Twitter, tin nhắn và Facebook, không phải văn học, lịch sử, hay thậm chí tiểu thuyết. Ngay cả một số người lớn cũng dừng đọc sách và báo chí. Điều họ đọc phần lớn là cái gì đó ngắn, dễ đọc và dễ quên thay vì cái gì đó có nghĩa. Một giáo sư than: “Dường như chúng ta đang đi tới một thế hệ “không hiểu biết mới.” Những người này chỉ đọc lướt qua cái gì đó để cho họ có thể nói theo kiểu hội thoại hàng ngày nhưng không hiểu sâu về bất kì chủ đề nào họ đang nói tới.”

Một nhà tâm lí có lần đã nói với tôi: “Vấn đề là trẻ em không đọc sách vì bố mẹ chúng không đọc nữa. Anh nhìn vào mọi gia đình ngày nay và hỏi bao nhiêu bố mẹ đang đọc cùng con họ? Bao nhiêu người trong số họ đang đọc vì thích thú? Hay họ ưa thích TV, Netflix hay YouTube. Trẻ em lớn lên khi nhìn bố mẹ chúng, và bố mẹ vẫn hỏi tại sao con họ không đọc sách? Tại sao tri thức của chúng nông cạn thế? Tại sao chúng không nghĩ sâu sắc hơn? Tại sao chúng không có đủ kiên nhẫn? Tại sao chúng phát cáu dễ dàng? Câu trả lời là đơn giản: Vì não chúng đang phát triển với tốc độ của Internet và xung điện tử.”

Trẻ em sẽ đọc nếu bố mẹ chúng đọc. Chúng sẽ đọc nhiều hơn vì bố mẹ chúng làm gương về hành vi đọc tốt. Nếu bố mẹ bao giờ cũng đọc sách cùng chúng khi chúng còn nhỏ, chúng sẽ phát triển thói quen đọc tốt khi chúng lớn lên. Khi tôi du hành ở Nhật Bản, tôi thấy mọi người ở đó đọc nhiều, gần như ở mọi nơi, trong ga tầu hoả, hay trong đường ngầm, và trong nhà hàng. Bạn tôi giải thích: “Nhiều gia đình Nhật Bản có qui tắc: “Đọc sách đầut tiên, trước khi xem chương trình ti vi hay trò chơi video.” Yêu cầu đọc là quãng một giờ mỗi ngày cho trẻ em trường tiểu học hay một cuốn sách một tuần cho học sinh trung học. Với người Nhật Bản, là người lớn nghĩa là cảm thấy thoải mái với sách. Có lí trí nghĩa là đã đọc nhiều sách. Trong cuộc hội thoại điển hình, mọi người thường trích dẫn các cụm từ từ những tiểu thuyết nổi tiếng, biến cố lịch sử, hay thậm chí sách triết học v.v. Chúng tôi khuyến khích đọc bằng việc để nhiều sách ở nhà và đặt thời gian hàng ngày cho con cái đọc.”

Một khảo cứu khác ở Đức cũng chỉ ra rằng có tương quan lớn giữa hành động và sự thường xuyên của bố mẹ với điều con cái đọc. Trong số các trẻ em là những người đọc thường xuyên, trên 72% bố mẹ chúng đã đặt thời gian mỗi ngày để đọc cùng chúng. Nhưng khảo cứu này đi xa hơn để đặt tương ứng giữa những học sinh đọc nhiều và thành công của họ trong trường. Kết quả là rõ ràng, 86% trẻ em là người đọc thường xuyên đã vào đại học khi so với 34% trẻ em không phải là người đọc thường xuyên. Nhưng khảo cứu này cũng thấy rằng hành vi đọc tốt không liên quan gì tới công nghệ. Máy đọc điện tử e-readers, máy tính bảng, laptop tất cả đều có khả năng chuyển giao tài liệu đọc tốt. Sách không chỉ là giấy mà có thể được đọc từ thiết bị điện tử nữa. Cho nên vấn đề không phải là liệu thiết bị điện tử có là nguy hiểm cho việc đọc không, mà nội dung của tài liệu đọc và thói quen đọc mới là cần thiết.

Một giáo sư tâm lí học có lần đã nói với tôi: “Với mọi bằng chứng rõ ràng, điều bản chất với bố mẹ là đọc cho con cái họ khi chúng còn nhỏ vì đó là sự phát triển phần não mấu chốt của chúng và giáo dục tương lai của chúng. Anh không thể “khoán ngoài” giáo dục con anh cho người khác rồi phàn nàn rằng họ không giúp cho chúng. Giáo dục yêu cầu bố mẹ tham gia từ sớm, đặc biệt trong tuổi mấu chốt nhất từ bốn tới mười hai tuổi khi não chúng đang phát triển, và họ cần chắc con cái họ đọc sách.”

Cách trẻ em đọc và điều chúng đọc sẽ xác định nhiều về thái độ của người lớn về thế giới bao quanh họ. Trong thời đại thông tin nơi mọi thứ đang xảy ra nhanh chóng, bạn cần có gốc rễ vững chắc hay tri thức sâu để duy trì viễn cảnh nhìn cuộc sống của bạn; bằng không bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ tới mức điều đó có thể đẩy bạn ra khỏi việc kiểm soát.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem