Lời khuyên về đi học nước ngoài

Trong vài tuần qua, tôi nhận được nhiều emails từ các bậc cha mẹ hỏi về lời khuyên liên quan tới việc đi học ở các trường của Mĩ. Một số người muốn cho con cái họ theo học ở các đại học hàng đầu (như, Harvard, Stanford, Yale, Princeton, MIT, Carnegie Mellon và Cornell, v.v.) Vì tôi không thể trả lời được từng email riêng, tôi muốn dùng blog này để trả lời cho một số trong các mối quan tâm của họ.

Mặc dầu con bạn có thể học tốt ở trung học, đỗ kì thi vào bắt buộc với điểm cao, có kĩ năng tiếng Anh tốt nhưng học tốt ở đại học, đặc biệt ở nước ngoài, đòi hỏi nhiều hơn chỉ những điều họ học trong trường trung học. Họ phải được chuẩn bị cho thách thức học trong hệ thống giáo dục và môi trường khác cũng như họ trưởng thành thế nào để chịu trách nhiệm về hành động của họ.

Yếu tố thách thức nhất cho bất kì bố mẹ nào là chọn “đại học đúng” cho con cái họ. Có nhiều chọn lựa (như trường công hay tư, đại học vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận; truyền thống hay trực tuyến; lớn hay nhỏ, v.v.) Lời khuyên của tôi là cả bạn và con bạn cần nghiên cứu cẩn thận nhiều đại học TRƯỚC KHI xin vào vì điều đó sẽ cần thời gian và nỗ lực.

Một số bố mẹ muốn con cái họ vào đại học tốt nhất mà không tính tới tính chọn lọc dữ dội trong quá trình xét tuyển. Mỗi năm, hàng trăm nghìn sinh viên xin vào Havard, Yale, Stanford, Berkeley, Carnegie Mellon, hay MIT và phần lớn đơn xin đã bị bác bỏ. Tôi thường tự hỏi tại sao nhiều bố mẹ muốn con cái họ vào những đại học nổi tiếng này, khi biết rằng trên 90 phần trăm đơn xin của họ có thể bị bác bỏ? Nhiều người tin rằng các trường danh giá này sẽ tạo ra khác biệt lớn trong nghề nghiệp của con cái họ. Sự kiện là nghề nghiệp thành công của người tốt nghiệp đại học tuỳ thuộc vào tri thức và kĩ năng của họ và họ vận hành tốt thế nào trong việc làm của họ, KHÔNG phụ thuộc vào bằng cấp từ trường họ tham dự.

Vài năm trước đây, khi dạy ở châu Á, tôi đã gặp một số phụ huynh tự hào rằng con cái họ đã tham dự các trường hàng đầu này. Họ bảo tôi: “Con trai tôi học ở Harvard.” Hay “Con gái tôi đang học ở Stanford.” Tôi hiểu về “tự hào” của họ về việc có con học ở những trường này. Nhưng là một giáo sư trong một trong những trường này, tôi đã thấy những vấn đề mà con cái họ không nói cho họ. Chẳng hạn, bao nhiêu phụ huynh biết liệu con họ đang phát triển hay đang vật lộn ở những trường này? Hay họ đang phải chịu đựng bao nhiêu căng thẳng trong môi trường cạnh tranh dữ dội? Không ai hoài nghi bằng cấp danh giá từ các đại học này nhưng có nhiều sức ép ở đó nữa. Đôi khi, chương trình đào tạo nặng có thể tràn ngập sinh viên nếu người đó không được chuẩn bị. Quan điểm của tôi là các đại học hàng đầu KHÔNG dành cho mọi người. Được nhận vào là một chuyện, nhưng học tốt là chuyện khác. Tôi đã thấy nhiều sinh viên vật lộn, thất bại và cuối cùng bị đuổi và điều đó có thể phá huỷ tâm lí của họ. Kiểu thất bại đó có thể đeo bám dai dẳng một thời gian dài và có thể không bao giờ được chữa lành.

Lời khuyên của tôi là cả bố mẹ và con cái họ nên thảo luận kĩ lưỡng về xin vào trường nào. Điều cũng quan trọng là có bản kế hoạch nghề nghiệp sẵn sàng để đặt chiều hướng cho việc học tập, đặc biệt nếu con còn chưa đủ trưởng thành hay vẫn còn không chắc về mục đích giáo dục của họ. Học tập ở đại học nước ngoài là đầu tư chính dưới dạng thời gian, tiền bạc và nỗ lực và bố mẹ cùng con cái phải nghiên cứu cẩn thận bằng việc nhìn vào một số yếu tố chính như sự khắt khe của chương trình đào tạo (như sinh viên phải dành bao nhiêu thời gian để học mỗi tuần? Sinh viên được mong đợi đọc bao nhiêu? Kiểu phương pháp đào tạo nào được dùng như đọc bài giảng truyền thống hay học chủ động nơi sinh viên học theo nhóm? Tỉ lệ giữa các thầy trong khoa và sinh viên là gì? Số việc sắp đặt của sinh viên là gì? Bao nhiêu đơn vị được cần cho tốt nghiệp trong lĩnh vực học tập? Bao nhiêu sinh viên nước ngoài đang học tại trường đó, v.v.)

Lời khuyên của tôi cho các bố mẹ là cần suy nghĩ kĩ về liệu những đại học này có khớp với mục đích cá nhân và mục đích nghề nghiệp của con các bạn không. Có nhiều đại học xuất sắc khác mà họ có thể xin vào, không có tên nổi tiếng mà họ phải nghiên cứu dùng thông tin từ việc xếp hạng các trường như U.S. News và World Report về danh tiếng và sự xuất sắc hàn lâm của trường. Tìm ra “trường đúng” cho con bạn có thể tạo ra khác biệt lớn cho thành công tương lai của họ. Tất nhiên, nếu con bạn giỏi và đã học tốt ở trung học, con bạn nên xin vào “trường mơ ước” nhưng đừng quên xin vào các trường khác nữa. Bạn có thể có cơ hội tốt hơn để được nhận vào ở đó hơn là ở các trường hàng đầu.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem