Cải tiến giáo dục/6

Cải tiến giáo dục phần 6

Có nhiều cách đo chất lượng của giáo dục nhưng cách thông thường ở một số nước là số học sinh đỗ những kì thi nào đó hay số các học sinh tốt nghiệp đại học. Câu hỏi là: “Những biện pháp này có hợp thức khi học sinh học cách đỗ các bài kiểm tra nhưng quên mọi thứ sau đó? Liệu có thể chấp nhận nền giáo dục là có chất lượng khi mà người tốt nghiệp có bằng cấp nhưng không có kĩ năng?”

Có những cách đo khác như sự thoả mãn của học sinh với các giáo sư của họ và trường của họ; số người tốt nghiệp có việc làm tốt (như, loại việc nào? Lương thế nào? Chúng có liên quan tới lĩnh vực học tập không?) và chương trình đào tạo có gióng thẳng theo công nghiệp và đóng góp cho xã hội không. Tuy nhiên, có một yếu tố bị thiếu mà tôi coi là cần thiết: Chất lượng và cống hiến của thầy giáo.

Các thầy giáo có động cơ cao, chuyên tâm cống hiến và có năng lực có thể tạo ra khác biệt trong việc học của học sinh và cải tiến chất lượng của giáo dục. Nhưng làm sao bạn đào tạo được các thầy giáo có động cơ và có năng lực? Theo nhiều khảo cứu, điều đó tuỳ thuộc vào nhiều lựa chọn của học sinh, người đi vào lĩnh vực giáo dục. Một người lãnh đạo giáo dục ở Phần Lan bảo tôi: “Ở một số nước, giáo dục được coi là “lĩnh vực dễ dàng” vì việc nhận vào học không nghiêm ngặt nhưng ở nước này (Phần Lan) việc vào học lĩnh vực này là một trong những lĩnh vực thách thức nhất vì lựa chọn là rất nghiêm ngặt. Chỉ những học sinh giỏi nhất mới có thể trở thành thầy giáo. Chúng tôi xây dựng toàn thể tương lai của đất nước dựa trên hệ thống giáo dục.” Bạn tôi, Ts. Siegfried Ericsson bảo tôi rằng được chấp nhận vào trường giáo dục còn khó hơn trường y. Chỉ những học sinh giỏi nhất với thành tích xuất sắc mới được nhận vào lĩnh vực dạy học. Vì người đó không được chấp nhận vào trường giáo dục, người đó phải đổi sang trường y.

Có mối tương quan mạnh giữa chất lượng của việc dạy với phần thưởng tài chính mà thầy giáo nhận được từ nghề của họ. Nếu bạn nhìn vào các nước có hệ thống giáo dục tốt nhất như Phần Lan, Thuỵ Điển, Na Uy và Singapore, bạn sẽ thấy lương của thầy giáo là trong số cao nhất. Vấn đề ở nhiều nước là lương của thầy giáo không bắt kịp với chi phí sống. Làm sao thầy giáo có thể cống hiến nỗ lực của họ vào việc dạy khi họ phải lo nghĩ về chuẩn sống? Làm sao học sinh có thể nhìn vào thầy giáo như tấm gương khi họ phải làm thêm việc để kiếm sống? Trong các nước có hệ thống giáo dục tồi, việc dạy không phải là nghề hấp dẫn cả về tài chính và sự kính trọng.

Vấn đề cải tiến hệ thống giáo dục đã được thảo luận trong hai mươi năm qua. Có hàng nghìn cuộc hội nghị giáo dục nơi các chuyên gia tới và nói về cách thực hiện, nhưng tôi đã không thấy mấy hành động. Gần đây, nhiều nước bắt đầu hiện đại hoá trường học của họ bằng công nghệ thông tin và cho học sinh truy nhập vào Internet. Một trong các nước đó là Ấn Độ nơi chính phủ tin rằng có nhiều học sinh được tiếp xúc nhiều với công nghệ, họ có thể sẵn sàng cho việc làm trong thế kỉ 21, cho nên họ có kế hoạch cung cấp laptops và máy tính bảng cho học sinh trường tiểu học và trung học. Kế hoạch này được nhiều công ti rất ca ngợi, phần lớn là các công ti điện tử xây dựng laptops và máy tính bảng cũng như được phương tiện thông tin đại chúng ca ngợi là bước tiến lớn tới tương lai. Không may, họ đã không chú ý tới nhân tố bản chất nhất: Thầy giáo.

Năm ngoái, tôi được mời trình bày tại một cuộc hội nghị giáo dục ở Mumbai. Tôi nêu ra những câu hỏi này: “Học sinh có thể làm được gì với công nghệ mà không có thầy giáo đủ tư cách và chuyên tâm? Chúng ta có muốn học sinh của mình dành nhiều thời gian hơn vào việc chơi trò chơi video thay vì học không? Để cải tiến chất lượng của hệ thống giáo dục, mọi thứ đều phải bắt đầu từ thầy giáo. Nếu chúng ta nghiêm chỉnh về cải tiến, chúng ta phải dùng tiền để nâng lương cho thầy giáo, hiệu trưởng, và nhân viên giáo dục khác và nâng cấp năng lực chuyên nghiệp của họ thì cải tiến sẽ xảy ra. Thầy giáo có hiểu biết, có động cơ và chuyên tâm có thể làm cho nhiều điều xảy ra nếu bạn làm cho cuộc sống của họ được thoải mái để họ có thể cống hiến cho nghề nghiệp của họ.”

Sau bài trình bày, bạn tôi giáo sư Ravi bảo tôi một số quan chức chính phủ và đại diện từ ngành công nghiệp máy tính không thích bài nói của tôi. Anh ấy nói: “Họ đã mời thầy cho bài trình bày vì họ tin là giáo sư công nghệ, thầy sẽ thúc đẩy công nghệ và ý tưởng của họ, nhưng họ đã không mong đợi điều thầy nói.” Tôi bảo anh ấy: “Công nghệ là quan trọng, nhưng chúng chỉ là công cụ. Bạn cần đào tạo việc dùng công cụ này cho đúng và đó là lí do tại sao bạn cần thầy giáo. Để cải tiến chất lượng của giáo dục, tình trạng của nghề dạy học phải được nâng cấp bằng việc làm việc dạy trong lớp học thành nghề hấp dẫn so sánh với các nghề chuyên nghiệp khác. Để bắt đầu cải tiến, nước các bạn cần cải tiến lương của thầy giáo để làm cho nghề dạy học hấp dẫn hơn. Không có thầy giáo, máy tính và trang thiết bị phòng học đắt tiền sẽ bị phí hoài.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com