Cải tiến giáo dục/4
Trong thế giới toàn cầu hoá này, để vẫn còn có tính cạnh tranh một nước phải cải tiến hệ thống giáo dục của nó bằng việc thúc đẩy tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Để tạo ra nhiều việc làm hơn, các đại học của nó phải phát triển nhiều người tốt nghiệp có bằng cấp trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM).
Tuy nhiên, hệ thống giáo dục bao giờ cũng chậm thay đổi vì từ cách nhìn hàn lâm chẳng có gì khẩn cấp cả. Mặc dầu những người tốt nghiệp có bằng cử nhân trong công nghệ thông tin, kĩ nghệ và toán học vẫn có nhu cầu cao trên toàn cầu nhưng số sinh viên ghi danh vào những lĩnh vực này vẫn thấp hơn nhiều do vậy tạo ra thiếu hụt trầm trọng. Một người phân tích giáo dục giải thích: “Đây là hai lực đối lập tác động vào tình huống này: Các nước đã phát triển như Mĩ và các nước Tây Âu có chương trình đào tạo STEM tốt nhưng KHÔNG có đủ sinh viên học; các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ có nhiều sinh viên trong chương trình STEM nhưng đào tạo của họ đã không bắt kịp với công nghệ hiện thời. Không có cải tiến hệ thống giáo dục của họ, nhiều nước sẽ bỏ lỡ cơ hội này để tạo ra nhiều việc làm hơn và cải tiến nền kinh tế của họ. Dự báo hiện thời chỉ ra rằng các việc có liên quan tới STEM được mong đợi tăng trưởng 20% tới 28% trong thập kỉ tới, với đa số những việc làm này yêu cầu bằng đại học hay cao hơn. Đây là lí do tại sao cải tiến đào tạo STEM ở đại học để giữ cùng nhịp với công nghệ hiện thời là điều bản chất.
Nhưng cải tiến hệ thống giáo dục là khó do sự chống cự lại thay đổi từ những người hàn lâm bởi vì họ không thấy nó là cần thiết. Bằng việc đưa vào những điều mới hay thay đổi cách thức hiện thời của việc dạy đại học có thể tác động lên vị trí an toàn của họ cho nên họ thường chống lại. Trong mười năm qua chính phủ Trung Quốc đã đổ tiền vào các đại học nhà nước mà không có kết quả đáng kể. Chính phủ Ấn Độ lấy cách tiếp cận khác bằng việc cho phép nhiều đại học tư được mở ra với hi vọng kích thích cạnh tranh giữa các trường nhà nước và trường tư. Kết quả là không mong đợi vì các đại học tư “vì lợi nhuận” chỉ cấp bằng mà không có đào tạo đúng. Cả hai cách cải tiến đều làm nảy sinh số người tốt nghiệp cao nhưng không có kĩ năng được cần để làm việc trong công nghiệp.
Tuy nhiên, có tuỳ chọn khác mà có thể làm thay đỏi toàn thể hệ thống giáo dục một cách toàn cầu: Việc tạo ra Môn học trực tuyến mở cho quần chúng - Massive Open Online Courses (MOOC) từ nhiều đại học hàng đầu trên Internet cho bất kì ai muốn học. Những môn học này nhắm giáo dục một số lớn sinh viên bất kể họ tới từ đâu và không mất phí gì. Các môn học được dạy bởi các thầy hàng đầu với tài liệu trên lớp, video, bài đọc, bài tập cũng giống như bất kì môn học trực tuyến nào. Sinh viên có thể tham dự trong diễn đàn trực tuyến để thảo luận với người khác về tài liệu trên lớp. Ngày nay, MOOC hấp dẫn số lớn sinh viên từ khắp nơi trên thế giới; một số lớp thậm chí có mười tới năm mươi nghìn sinh viên đăng kí. Sinh viên có thể kiểm soát họ làm việc ở chỗ nào, làm cái gì, làm sao làm được, làm với ai. Mặc dầu MOOC không cấp bằng cấp hay chứng chỉ vì mục đích của nó là cung cấp tri thức và kĩ năng nhưng nó giải quyết một vấn đề chính: Phát triển công nhân có kĩ năng để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp. Tháng trước, nhiều quan chức điều hành cấp cao đã cùng ra tuyên bố: “Chúng tôi sẽ KHÔNG nhìn vào bằng cấp như điều kiện để thuê người nhưng sẽ nhìn vào kĩ năng của người xin làm việc. Nếu họ có kĩ năng mà chúng tôi cần, chúng tôi sẽ thuê họ. Ngày nay nhiều bằng cấp là vô giá trị vì sinh viên chỉ theo đuổi “mẩu giấy” thay vì tri thức thực mà họ có thể áp dụng vào việc làm của họ.” Tuyên bố này đã làm rung chuyển hệ thống giáo dục truyền thống và làm cho nhiều nhà giáo dục phải chú ý.
Hiện thời nhiều sinh trong môn học của MOOC không chỉ là thanh niên mà còn cả những người hiện đang làm việc trong công nghiệp muốn cải tiến kĩ năng của họ, và một số giáo sư đại học người muốn giữ cho tri thức của họ được hiện hành với thay đổi công nghệ. Bạn tôi, một giáo sư ở Stanford dạy về môn Big Data trong MOOC bảo tôi rằng ông ấy có trên sáu nghìn sinh viên, quãng một phần ba là các giáo sư đại học ở các nước đang phát triển, những người muốn học công nghệ mới. Ông ấy nói: “Với MOOC chúng tôi có thể giáo dục toàn thế giới và bằng việc thực hiện nó rộng rãi, chúng tôi có thể giúp cho nhiều công nhân trở nên có năng suất hơn và có khả năng làm cho họ thành có tính cạnh tranh trong thị trường việc làm này.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com