Cạnh tranh CNTT trong năm 2012

Hiệp hội quốc gia các công ty phần mềm và dịch vụ Ấn Độ (NASSCOM) nói rằng khủng hoảng kinh tế hiện thời tại Mĩ sẽ có lợi cho các công ty làm khoán ngoài của Ấn Độ, vì nhiều công ty Mĩ phải cắt giảm chi phí. Một thành viên NASSCOM nói: "Trong thời giảm cấp kinh tế này, nền công nghiệp CNTT Ấn Độ đang làm mạnh thêm quan hệ đối tác của nó với khách hàng Mĩ để giúp họ vượt qua các vấn đề và xây dựng hiệu quả kinh doanh bằng công nhân có kĩ năng của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giúp các công ty Mĩ giảm chi phí, hội tụ vào kinh doanh lõi của họ, bởi vì chúng tôi có thể chăm nom công việc CNTT của họ.”

Mĩ chiếm quãng 65 phần trăm thu nhập của các nhà làm khoán ngoài Ấn Độ, với con số của châu Âu chiếm 25 phần trăm khác. Cái nhìn của nhiền công ty Ấn Độ là ở chỗ khi thị trường của các nước đã phát triển co lại trong khủng hoảng, kinh doanh với Ấn Độ sẽ tăng lên vì ưu thế chi phí thấp hơn của nó. Năm ngoái, công nghiệp khoán ngoài Ấn Độ đem lại $97 tỉ đô la nhưng năm nay điều được dự kiến là con số có thể lên tới $120 tỉ. Khu vực bùng nổ nhất là nền di động, tính toán mây, và phần mềm nhúng. Cả 5 công ty làm khoán ngoài hàng đầu của Ấn Độ đều cung cấp các dịch vụ trong các khu vực này và thách thức trực tiếp với IBM, Oracle, Microsoft, Amazon, và kẻ mới tới HP, công ty vừa mới gia nhập danh sách các công ty cung cấp phần mềm như dịch vụ.

Infosys, nhà làm khoán ngoài lớn thứ hai Ấn Độ, đang cung cấp nền kinh doanh trên mây, như một phần chiến lược của nó để tăng trưởng kinh doanh hơn ở Mĩ. Trong vòng sáu tháng, công ty này đã kí với 20 công ty lớn về nền kinh doanh của nó được chuyển giao qua mây và nó mong đợi có thêm nhiều khách hàng. Mỗi một trong các hợp đồng này đều có giá trị vài triệu đô la. Một nhà phân tích tài chính Phố Wall nói: “Nếu họ có thể chuyển giao được những dịch vụ này cực kì tốt, họ có thể thâu tóm được hầu hết thị trường sinh lời này đáng giá vài trăm tỉ đô la.” Ngày nay Infosys đã có vài sản phẩm riêng của nó trong khu vực tài nguyên nhân lực, mua sắm, thương mại xã hội, và tiếp thị số thức, và một cửa hàng ứng dụng cung cấp các dịch vụ cho thao tác viên điện thoại di động. Tất cả những điều này đều được tích hợp đầy đủ và tính tiền khách hàng theo mô hình trả qua sử dụng.

Bằng việc nhanh chóng chuyển sang tính toán mây, Infosys sẽ phải cạnh tranh với nhiều công ty Mĩ đã xây dựng vị thế mạnh trong kinh doanh này. Một nhà phân tích tài chính bình luận: “Kinh doanh tính toán mây yêu cầu đầu tư lớn, qui mô vận hành lớn, số nhân sự hỗ trợ lớn, và nhóm lớn những người quản lí dịch vụ có tài, điều các công ty Ấn Độ có thể không có vào lúc này. Phần lớn các công ty Ấn Độ đang cung cấp kiểm thử viết mã, đây là phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, tính toán mây là cung cấp dịch vụ, không phải là phát triển phần mềm. Họ tìm đâu ra tất cả những tri thức chuyên gia này trong khu vực dịch vụ?”

Tuy nhiên, trong sáu tháng qua Infosys đã thiết lập một trung tâm lớn để đào tạo cho 14,000 người và lập kế hoạch thuê 45,000 người phụ thêm khác vì công ty đang tự biến đổi bản thân mình vào mô hình kinh doanh mới. Một người phân tích tài chính bình luận: “Mô hình hiện thời là không trưởng thành đủ tốt vì bạn không thể cứ đi thuê ngày càng nhiều người để được nhiều thu nhập hơn. Có người được đào tạo trong việc cung cấp các dịch vụ yêu cầu cách nghĩ khác, tư duy khác, cách làm kinh doanh khác. Tôi không nghĩ trong vòng vài năm tới Ấn Độ có thể vượt qua được các công ty như IBM, Oracle hay Microsoft. Tuy nhiên, bằng việc chuyển sang tính toán mây, dường như là nhiều công ty Ấn Độ đang thay đổi kinh doanh của họ từ khoán ngoài sang cung cấp dịch vụ tính toán mây. Đây là nước đi rất khôn để chuyển sang mức tiếp khi khoán ngoài chỉ nhằm vào chi phí lao động thấp hơn còn phần mềm như dịch vụ tôi nhắm đem tới thu nhập tốt hơn. Giá trị ước lượng có thể là năm tới mười lần nhiều hơn nếu họ thành công, Ân Độ có thể đem về vài trăm tỉ đô là hàng năm thay vì một tỉ như họ đã đạt tới năm ngoái. Điều này cũng có nghĩa là thay vì tạo ra hàng triệu việc làm, nó có thể được dịch thành vài trăm triệu việc làm. Tuy nhiên, đây là cái gì đó chúng tôi cần nhìn cẩn thận vì họ không hỗ trợ chúng tôi mà bây giờ cạnh tranh với chúng tôi về tạo ra việc làm, cái gì đó mà Mĩ cần lắm.”

Cạnh tranh trong thị trường CNTT toàn cầu đã bắt đầu và trong vài năm tới đây người ta có thể thấy liệu các công ty Ấn Độ có thành công hay không.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com