Cơ hội nghề nghiệp

Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực lớn nơi mọi người có thể xây dựng chuyên môn nghề nghiệp riêng của họ theo nhiều cách. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp của mình như người kiểm thử, người lập trình, kiến trúc sư hệ thống, người phân tích nghiệp vụ, hay người quản lí dự án. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp của mình như người phát triển chuyên môn trong ngôn ngữ lập trình như C++ hay Java. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp của mình như kĩ sư phần mềm chuyên trong các hệ điều hành khác nhau như Window hay Unix, hay Linux, v.v. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp chuyên môn của mình trong phát triển web hay ứng dụng nhúng, hay ứng dụng di động. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp của mình như chuyên gia về Dot.Net hay chuyên viên về J2EE v.v. Danh sách này là vô tận vì có nhiều chuyên môn như có những người phát triển. Tất nhiên, phần lớn những người phát triển không chỉ theo một chuyên môn, mà là tổ hợp của vài chuyên môn.

Nhiều sinh viên hỏi tôi: “Làm sao em chọn chuyên môn nghề nghiệp của mình? Làm sao em duy trì nghề nghiệp qua thời gian? Chuyên môn nào là dễ tìm việc làm hơn chuyên môn khác? Chuyên môn "đúng" cho em là gì?” Câu trả lời của tôi là: "Điều đó TUỲ THUỘC VÀO BẠN.” Nó là khác nhau cho từng người vì có các chuyên môn nghề nghiệp "đúng", không chỉ một. Mọi người có thể làm việc trong một khu vực một thời gian rồi đổi ý, chuyển sang khu vực khác. Với nhiều khu vực để chọn, không có lí do cho một người giới hạn trong chỉ một chuyên môn. Là sinh viên, bạn phải chọn khu vực chuyên môn bạn thích, chọn nghề làm cho bạn hạnh phúc, chọn khu vực cung cấp cho bạn cả thách thức và cơ hội học tập, và chuyên môn cung cấp cho bạn lương bạn muốn (giả sử rằng tiền là quan trọng).

Tuy nhiên, có những điều bạn cũng cần xem xét tới nữa: ĐỪNG chọn một chuyên môn bởi vì nó là "thứ hợp thời". Bạn phải tự hỏi mình: “Chuyên môn này có ngang hàng với khả năng của mình không? Mình có tri thức và kĩ năng đúng để làm nó không? Mình có động cơ và quyết định làm nó trong thời gian lâu không (ít nhất vài năm)? Bạn cũng có thể hỏi liệu chuyên môn này có tuổi thọ lâu không? Một số công nghệ mới là nóng trong một khoảng thời gian rồi chết. (Nghĩ về hiện tượng Dot.Com vài năm trước.) Bạn cũng cần hỏi: “Có chuyên môn tương hợp với các nguyên tắc và đạo đức của mình không? (Bạn có thể không muốn là hacker hay làm cái gì đó bất hợp pháp). Là sinh viên người mới bắt đầu vào đại học hay gần kết thúc trường phổ thông, bạn thường phải tự hỏi mình những câu hỏi này và ra quyết định về chiều hướng nào cần lấy. Đôi khi, bản ngã can thiệp vào quyết định nghề nghiệp của bạn. Nếu một chuyên môn đặc biệt là phổ biến thì nó có thể hấp dẫn bạn nhưng bạn cần thực thà với bản thân mình về năng lực của bạn hơn là chỉ đi theo xu hướng phổ biến một cách mù quáng. Bạn phải hiểu khác biệt giữa nghề nghiệp và việc làm. Nghề nghiệp là cái gì đó bạn sẽ làm trong một thời gian dài, có thể cả đời bạn. Việc làm là cái gì đó bạn làm để được trả lương. Bạn cần lập kế hoạch chuyên môn nghề nghiệp của mình một cách cẩn thận và không vội vàng vào cái gì đó bạn có thể hối tiếc về sau. Cho nên bạn có thể thích tự hỏi bản thân mình: “Mình có chuẩn bị cho nghề nghiệp hay chỉ tìm việc làm, bất kì kiểu việc làm nào?” và bạn phải thực thà với bản thân mình khi trả lời nó. Bạn cần nhìn vào bên trong và hỏi: “Mình có lập kế hoạch cho nghề nghiệp dài hạn để được cái gì đó mà mình đam mê về nó, cam kết làm nó và sẽ tận hưởng nó trong dài hạn hay mình chỉ cố gắng gửi bản lí lịch của mình tới thật nhiều công ty để kiếm cuộc phỏng vấn việc làm và chấp nhận bất kì cái gì tới sau đó?"

Tốt nghiệp trong thời buổi suy thoái khi việc làm khan hiếm là khó khăn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải quên về "nghề nghiệp" của mình và chờ đợi cho tới khi thị trường phục hồi. Có thể là thị trường việc làm không quay vòng trong mười năm nữa. Ngày nay, có nhiều cơ hội hơn trước đây nếu bạn chú ý tới tin tức hay theo dõi các xu hướng công nghệ. Với toàn cầu hoá, nhiều người sẽ vẫn còn không có việc trong một thời gian dài bởi vì họ chờ đợi cái gì đó tới khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng và mang tính cạnh tranh hơn. Có thiếu hụt nghiêm trọng những người có kĩ năng cao trên khắp thế giới cho nên ngày nay các công ty KHÔNG thuê người ở một chỗ mà sẽ đi tới nơi tri thức và kĩ năng sẵn có với lương hợp lí. Điều đó nghĩa là, bạn có thể làm việc cho các công ty nước ngoài nếu bạn có kĩ năng kĩ thuật và ngoại ngữ đúng. Bạn có thể làm việc cho công ty địa phương, công ty có hợp đồng với một công ty nước ngoài để làm công việc khoán ngoài. Bạn có thể làm việc trực tiếp cho công ty nước ngoài nơi cần kĩ năng của bạn. Một số công việc có thể được thực hiện ở nhà riêng của bạn nếu bạn có kết nối băng rộng với hệ thống của họ. “Nhân viên ảo” là điều mới trong công nghiệp ngày nay và trong tương lai gần.

Vậy, cái gì sẽ xảy ra cho sinh viên tốt nghiệp người có kĩ năng, tham vọng và kế hoạch cho nghề nghiệp thành công như bạn? Bạn phải ra quyết định. Bạn có đơn giản tiếp tục tìm bất kì việc làm nào mà bạn có thể tìm thấy không? Hay, bạn có lấy cách tiếp cận có suy nghĩ, và xem xét những cơ hội này có nghĩa gì cho tình huống riêng của bạn? Làm việc từ xa (nhân viên ảo) và công việc hợp đồng (làm khoán ngoài) là ở đây và sẽ thông dụng hơn trong tương lai gần. Những người có kĩ năng kĩ thuật và ngoại ngữ tốt KHÔNG cần phải đi làm việc ở văn phòng địa phương nhưng quả có nhiều chọn lựa. Nói cách khác, bạn KHÔNG phải dựa vào công ty địa phương cho nghề nghiệp tương lai của bạn.

Câu hỏi của tôi là: “Bạn có những kĩ năng mà có thể được biến thành ưu thế riêng của bạn không? Bạn có kĩ năng ngoại ngữ không? Bạn có xem xét tới làm việc cho công ty nước ngoài không? Bạn có xem xét tới việc đi làm việc ở nước khác không? Bạn có loại kĩ năng kĩ thuật nào? Bạn có sẵn sàng cạnh tranh với những người từ các nước khác không? Bạn có danh sách các công việc để trình cho người sử dụng lao động tiềm năng không? Bạn hiện thời đang lấy những bước nào để lập kế hoạch cho tương lai nghề nghiệp của bạn? Có thể bây giờ là lúc thu thập tất cả những kĩ năng bạn có và đánh giá chúng để xem liệu bạn có khiếm khuyết gì không. Nếu có thì bạn phải sửa chúng BÂY GIỜ. ĐỪNG đợi ai đó bảo bạn rằng bạn KHÔNG có kĩ năng mà công ty họ cần. Nghề nghiệp cả đời bắt đầu và chấm dứt với bạn và bạn phải ra quyết định.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem