Công ty khởi nghiệp công nghệ

Với các công ty khởi nghiệp, việc phát triển một sản phẩm phát kiến là một trong những điều cấp thiết nhất. Bạn muốn sản phẩm của mình làm ra được tiền để cho công ty khởi nghiệp của bạn có thể tăng trưởng thành kiểu công ty mà bạn muốn, và bạn có thể sống thoải mái mà không phải làm việc cho ai đó khác. Để làm điều đó, ban phải bắt đầu với một viễn kiến rõ ràng về sản phẩm dựa trên ý tưởng của bạn và các ý tưởng của bạn phải đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết trong thị trường hay giải quyết một vấn đề nào đó. Nói cách khác, để làm ra tiền, sản phẩm của bạn phải chuyển giao một giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả tiền cho.

Trong hàng nghìn năm, sản phẩm bao giờ cũng là cái gì đó dưới dạng vật lí như thức ăn, máy móc, xe đạp, xe hơi, sách và các thứ khác v.v. Những sản phẩm này được bán trong thị trường hay ở các cửa hàng bán lẻ nơi khách hàng tới mua. Nhưng kiểu thị trường này có giới hạn; mọi người mua chúng ở thị trường địa phương, gần nơi họ sống, cho nên kích cỡ của thị trường bị giới hạn bởi số khách hàng trong khu vực đó. Tuy nhiên ngày nay với tiến bộ của công nghệ, mọi thứ thay đổi. Sản phẩm không phải có dạng vật lí mà có thể ở dạng số thức như phần mềm, nhạc MP3, video v.v. Và thị trường không bị giới hạn vào vị trí nào đó. Với Internet, thị trường có thể là ảo ở bất kì chỗ nào, do đó có số lượng không giới hạn các khách hàng mà bạn có thể bán cho.

Trong thị trường cạnh tranh này, có đủ mọi loại sản phẩm và giá trị tồn tại. Phải tốn nhiều nỗ lực mới đi tới một giá trị được cần tới cho nên nhà doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để nhận diện cơ hội hay vấn đề họ có thể giải quyết. Bất kì ai cũng có thể đưa tới các ý tưởng nhưng một mình ý tưởng không làm ra tiền cho nên nhà doanh nghiệp phải biết nhu cầu thị trường hay vấn đề của khách hàng trước khi đi tới giải pháp. Nhưng làm sao bạn biết được? Câu trả lời là đơn giản: Hỏi khách hàng. Đây là chỗ nhiều nhà doanh nghiệp phạm phải sai lầm bằng việc KHÔNG hỏi. Trong lớp khởi nghiệp của tôi, sinh viên bao giờ cũng tin rằng họ biết điều khách hàng muốn. Trong nhiều năm dạy, tôi bao giờ cũng phải giải quyết với những người lạc quan, người nghĩ họ biết khách hàng là ai và khách hàng muốn gì. Họ cứ bảo tôi rằng họ có thể đoán được vấn đề của khách hàng là gì và muốn xây dựng cái gì đó ngay lập tức. Tôi phải nhắc họ rằng trong "công ty khởi nghiệp công nghệ" cả sản phẩm và khách hàng đều không được biết tới, điều họ có chỉ là những ý tưởng mông lung và không gì khác.

Điều đầu tiên tôi muốn sinh viên làm là nghiên cứu thị trường để nhận diện cơ hội, và họ phải bắt đầu với một khu vực mà họ quen thuộc. Chẳng hạn, sinh viên khoa học có thể hội tụ vào công nghiệp hoá học, công nghiệp dược hay công nghiệp y tế; sinh viên công nghệ có thể hội tụ vào công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm. Một khi họ nhận diện ra vấn đề, họ phải điều tra nó kĩ lưỡng để xác định nhu cầu bằng việc hỏi những người trong công nghiệp để kiểm nghiệm liệu vấn đề đó là thực không trước khi nghĩ về xây dựng giải pháp. Bằng việc làm điều này nhiều sinh viên biết rằng điều họ nghĩ là vấn đề chính thực tế chỉ là nhỏ hay không có ý nghĩa, không đáng làm việc hay đã được giải quyết rồi. Đây là bài học đầu tiên họ phải học về thất bại để cho họ có thể hoài nghi và không vội xây dựng giải pháp. Một người quản lí tới lớp của tôi như một diễn giả mời đã nhắc nhở họ: "Tại sao các bạn nghĩ một sinh viên có thể giải quyết được một vấn đề mà người có kinh nghiệm đã dành nhiều năm nghiên cứu trong công nghiệp vẫn không thể làm được? Một cách tiếp cận tốt hơn là bạn nên nghiên cứu là cải tiến mọi thứ bằng việc dùng công nghệ mới nhất mà bạn đang học bây giờ vì công nghệ thay đổi nhanh chóng và những người đang làm trong công nghiệp có thể không biết."

Điều tôi muốn sinh viên làm là áp dụng điều họ đã học, phần lớn là công nghệ mới nhất, vào giải quyết vấn đề. Cho dù vấn đề đó có thể được giải quyết bằng công nghệ cũ nhưng bằng việc dùng công nghệ mới hơn, họ có thể đi tới cái gì đó tốt hơn, rẻ hơn, hay nhanh hơn và đây là ưu thế của phát kiến công nghệ. Nhiều công ty khởi nghiệp trong chương trình khởi nghiệp của tôi tuân theo cách tiếp cận này và thành công. Sinh viên thường nghĩ họ phải sáng tạo cái gì đó mới và bị lẫn lộn giữa phát minh và phát kiến. Phát minh là việc tạo ra sản phẩm mới hay công nghệ mới. Phát kiến là làm cải tiến hay thêm giá trị mới cho sản phẩm hiện có bằng việc dùng cách tiếp cận khác hay công nghệ mới. Chẳng hạn, Steve Jobs KHÔNG phải là nhà phát minh, ông ấy không phát minh ra cái gì cả. Nhưng ông ấy là người phát kiến giỏi nhất vì ông ấy đem giá trị mới vào cho nhiều thứ. iPod không phải là thiết bị nghe nhạc đầu tiên. Sony đã phát minh ra máy nghe Walkman từ lâu trước đây. Và thiết bị âm nhạc MP3 được tạo ra bởi Microsoft từ nhiều năm trước khi có iPod. Tuy nhiên Steve Jobs đã tích hợp MP3 vào iPod và móc nối nó với nền chia sẻ âm nhạc trực tuyến có tên là iTunes và phát kiến này trở thành cái bán chạy nhất vào thời đó. Công nghệ di động là một phát minh của Motorola nhưng iPhone là phát kiến nơi Steve Jobs đã tích hợp công nghệ MP3, công nghệ di động và công nghệ máy tính vào trong iPhone.

Tôi thường nói với sinh viên rằng bằng việc học về khoa học và công nghệ họ có cơ hội tốt nhất để tạo ra công ty khởi nghiệp riêng của họ. Tri thức và kĩ năng của họ có thể giúp cho họ tạo ra giá trị mới cho khách hàng hay thay đổi thị trường. Khi họ xây dựng cái gì đó thành công, họ sẽ có cảm giác hào hứng phấn khởi về hoàn thành trong cuộc sống. Khi họ có ý tưởng và có khả năng thực thi nó, thành công sẽ khuyến khích họ đi xa hơn. Tất nhiên công ty khởi nghiệp là không dễ, họ bao giờ cũng phải đối diện với thách thức mới và kinh nghiệm cái gì đó mới nhưng họ cũng học nhiều hơn. Nhiều sinh viên sợ thất bại nhưng bằng việc học từ thất bại họ cũng học cách thành công. Bất kể điều gì xảy ra, nếu họ tiếp tục học từ thất bại, họ sẽ trở nên giỏi hơn, có kĩ năng khéo léo hơn và thành công sẽ xảy ra. Không có cách dễ dàng để học trong khởi nghiệp, sinh viên phải tiếp tục học, họ học bằng việc phạm sai lầm và cũng học khi họ thành công vì mọi thứ họ làm sẽ ảnh hưởng tới họ và làm phong phú cho kĩ năng của họ. Nhiều sinh viên cảm thấy không thoải mái với dấu hiệu đầu tiên của thất bại nhưng trong lớp khởi nghiệp, tôi buộc họ trở nên mạnh hơn và quyết tâm hơn hướng tới mục đích của họ. Sinh viên tới với những ý tưởng mới rồi mỗi người phải hỏi 150 người để xin ý kiến của họ. Họ quay về bị thất vọng vì nhiều người bảo họ rằng ý tưởng của họ là không đủ tốt. Tôi làm cho họ đi tới ý tưởng khác rồi lặp lại cùng chu kì cho tới khi họ đạt tới 80% khách hàng bảo họ thích ý tưởng đó. Chỉ thế rồi họ mới có thể bắt đầu xây dựng bản mẫu cho sản phẩm. Bằng việc làm điều này, sinh viên học đi tới ý tưởng tốt hơn mỗi lúc, và ý tưởng tốt nhất có thể giúp cho họ thành công khi họ bắt đầu công ty khởi nghiệp riêng của họ. Tôi giải thích: "Đừng sợ thất bại. Trong lớp này, các em học thất bại nhưng các em không mất gì cả. Các em càng thất bại, các em càng học nhiều hơn và chừng nào các em còn học từ thất bại, các em sẽ được điểm tốt hơn. Tuy nhiên, nếu các em thất bại trong cuộc sống, các em có thể mất tiền, thời gian và nhiều thứ nữa. Tốt hơn cả là học về thất bại khi các em vẫn còn ở trường vì không cái gì sẽ xảy ra cho các em. Và khi các em thành công, không có gì tốt hơn là sự thoả mãn của việc biết, các em đang đạt tới giấc mơ của các em. Và tốt hơn điều đó, công ty khởi nghiệp của em cũng tạo ra việc làm, giúp cho nhiều người có cơ hội làm cho việc sống thoải mái cũng như làm cho cuộc sống của gia đình học và nền kinh tế địa phương của em."

Theo một cuộc điều tra mới, do tiến bộ của công nghệ, có một danh sách mới những người rất giầu và quãng nửa số họ là các nhà doanh nghiệp và nhà phát minh trong công nghệ. Trong danh sách các tỉ phú Mĩ, có 10 người trẻ hơn 30 tuổi mà sở hữu tài sản khổng lồ. Trên đỉnh danh sách này là Mark Zuckerberg, 30 tuổi và là người sáng lập ra Facebook với giá trị ròng quãng $34 tỉ đô la. Mark cũng được liệt kê ở số 11 trong danh sách những tỉ phú giầu nhất ở Mĩ và đứng thứ 14 trên thế giới. Số hai là Dustin Moskovitz, 30 tuổi, với giá trị ròng quãng $8 tỉ đô la. Anh ấy cũng là một phần của tổ Facebook cùng với Zuckerberg. Số ba là Elizabeth Holmes, 30 tuổi với giá trị ròng $4.5 tỉ đô la. Elizabeth sáng lập ra Theranos, một công ty khởi nghiệp chuyên môn hoá trong công ty thử máu. Số bốn là Evan Spiegel 24 tuổi, người sáng lập của Snapchat, một app chuyển thông điệp ảnh, với giá trị ròng quãng $10 tỉ đô la. Và Bobby Murphy, 25 tuổi, đồng sáng lập của snapchat với giá trị ròng quãng $1.5 tỉ đô la.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem