Công ty khởi nghiệp/1

Công ty khởi nghiệp phần 1

Có ý niệm rằng "công ty khởi nghiệp" chỉ là doanh nghiệp nhỏ và "nhà doanh nghiệp" chỉ là cái tên "ưa thích" cho người chủ doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ như cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, tiệm cà phê, doanh nghiệp đồ ăn trên phố v.v tất cả đều có người chủ, người bắt đầu kinh doanh riêng của họ. Họ làm việc chăm chỉ và thuê mọi người, phần lớn là người trong gia đình. Một số người chỉ vì lợi nhuận vì các doanh nghiệp nhỏ này KHÔNG được dự kiến để tăng trưởng. Mục đích của họ đơn giản là sống còn và hỗ trợ cho gia đình. Những người này có kĩ năng và chút ít vốn vay mượn từ người thân. Họ không giầu và chỉ tồn tại ở thị trường địa phương. Mọi nước đều có hàng triệu người trong số họ. Tất nhiên, họ có thể được gọi là "nhà doanh nghiệp" vì họ chớp cơ hội và sẵn lòng nhận rủi ro nhưng mục đích của họ chỉ là để nuôi sống gia đình họ, hay tạo ra việc làm cho người thân của họ.

Có một kiểu doanh nghiệp nhỏ khác hội tụ vào công nghệ với mục đích TĂNG TRƯỞNG thành lớn. Viễn kiến là để thay đổi thị trường, và phá huỷ doanh nghiệp cũ và định vị bản thân nó như người chơi then chốt trong thị trường mới. Chẳng hạn, Apple, Microsoft, Yahoo, Google, Skype, Facebook, và Twitter v.v. Khác biệt giữa kiểu này và doanh nghiệp gia đình nhỏ là "nhà doanh nghiệp" muốn tạo ra khác biệt trên thế giới. Không giống như các doanh nghiệp gia đình nhỏ khác, những người này không hội tụ vào "nuôi gia đình" hay kiếm sống mà thay vì thế TĂNG TRƯỞNG công ty lớn hơn và một ngày nào đó sẽ trở thành công ty kinh doanh niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán và làm phát sinh hàng triệu hay hàng tỉ đô la.

Để làm điều đó, những nhà doanh nghiệp này cần đến vốn để tài trợ cho doanh nghiệp của họ, và họ thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư tài chính mạo hiểm hay vốn mạo hiểm. Những nhà doanh nghiệp này có ý tưởng, tri thức và kĩ năng, và họ thuê những người giỏi nhất. Viễn kiến của họ là TÌM cách thức MỚI và SINH LỜI được để làm kinh doanh. Một khi họ khởi đầu doanh nghiệp, họ hội tụ vào TĂNG TRƯỞNG nhanh chóng, thuê nhiều người để thâu tóm thị trường, và họ sẽ cần nhiều vốn để giúp họ mở rộng thành doanh nghiệp vận hành đầy đủ.

Ý tưởng về khởi đầu nhỏ trong khu vực công nghệ cao rồi tăng trưởng lớn là giấc mơ của nhiều người kĩ thuật. Mọi người đều muốn là một Steve Jobs hay Bill Gates khác nhưng ít người thành công bởi vì họ KHÔNG biết cách. Có nhiều công ty đã khởi đầu nhưng phần lớn thất bại vì họ phạm sai lầm định mệnh: Họ đã hành động như công ty lớn; họ sao chép kinh doanh của công ty lớn; họ tiêu tiền như công ty lớn, và họ cho bản thân họ danh hiệu như công ty lớn. Họ đã làm điều các trường kinh doanh dạy họ. Họ học các qui tắc này trong sách giáo khoa quản trị kinh doanh hay trong chương trình MBA. Đây là các lí thuyết dựa trên các công ty lớn cho thời công nghiệp mà KHÔNG có tác dụng trong thời đại Thông tin.

Công ty khởi nghiệp CHƯA phải là công ty lớn nhưng chỉ là tổ chức "LÂM THỜI" tìm kiếm khách hàng và chiều hướng. Sai lầm thông thường đầu tiên mà nhiều nhà doanh nghiệp phạm phải là cho tự bản thân họ danh hiệu như Chủ tịch công ty, Giám đốc điều hành (CEO) hay Giám đốc vận hành (COO) hay người quản lí rồi bắt đầu hành động như công ty của họ đã được thiết lập. Họ thuê văn phòng lớn, mua trang thiết bị, thuê thư kí v.v. "Trò bản ngã" này nghĩa là chi ra ít vốn mà họ vay từ cha mẹ và người thân. Đó là sai lầm định mệnh và là lí do tại sao nhiều người cạn vốn cần thiết để xây dựng công ty và thất bại. Họ KHÔNG thất bại vì ý tưởng của họ. Họ KHÔNG thất bại vì tri thức kĩ thuật của họ. Họ THẤT BẠI vì họ quá vội vàng hành động như họ đã thành công. Họ THẤT BẠI vì họ hết tiền.

Công ty khởi đầu còn CHƯA là một công ty. Nó là tổ chức LÂM THỜI của vài người. Nó CHƯA có khách hàng. Nó CHƯA làm ra tiền. Nó đã chưa làm ra đủ tiền và PHẢI KHÔNG hành động như một công ty đã được thành lập vững chắc. Công ty khởi đầu chỉ là một nhóm LÂM THỜI những người đang TÌM KIẾM để tìm ra kinh doanh SINH LỜI ĐƯỢC, do đó nó phải tuân theo CÁC QUI TẮC KHÁC, QUI TRÌNH KHÁC.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem