Công nghiệp khoán ngoài của Ấn Độ
NASSCOM nhóm công nghệ thông tin (CNTT) của Ấn Độ muốn thay đổi thuật ngữ "Khoán ngoài qui trình doanh nghiệp" (BPO) thành “Quản lí qui trình doanh nghiệp" (BPM). Chủ tịch của NASSCOM công bố rằng từ giờ trở đi, Ấn Độ sẽ KHÔNG dùng từ "khoán ngoài" trong các hợp đồng của họ mà sẽ thay thế nó bằng từ "quản lí" điều thích hợp hơn với kinh doanh hiện thời.
Một quan chức điều hành giải thích thêm: “Khoán ngoài” không còn là từ hay. Nó thường có nghĩa là “rẻ” hay “chi phí thấp” nhưng ngày nay chúng tôi không còn là rẻ hay chi phí thấp nữa. Ngàng công nghiệp CNTT Ấn Độ đang làm ra trên một trăm tỉ đô la trong kinh doanh hàng năng và vẫn tăng trưởng mọi năm. Ấn Độ là điểm đến của phần lớn việc phát triển phần mềm trên thế giới và chúng tôi đã chuyển từ kiểm thử và mã hoá sang quản lí toàn thể việc phát triển phần mềm cho khách hàng. Chúng tôi cung cấp giá trị cao cho khách hàng vì chúng tôi hiểu kinh doanh của họ tốt hơn, và chúng tôi muốn là đối tác, không là nhà cung cấp.”
Ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang chuyển từ hỗ trợ sang phát triển giải pháp với năng lực chiều sâu của họ qua việc xuất sắc chuyển giao dịch vụ. Mặc cho suy thoái toàn cầu hiện thời, nền kinh tế của Ấn Độ vẫn đang làm tốt bởi vì sức mạnh của nó dựa trên tri thức của công nhân của nó. Hai mươi năm trước, nó bắt đầu với hỗ trợ Y2K và kinh doanh trung tâm gọi điện thoại nhưng qua thời gian nó đã tiến hoá thành nền công nghiệp tri thức mà có thể làm những việc phức tạp do công nhân có kĩ năng cao của nó. Ngày nay, phần lớn việc kiểm thử và viết mã được khoán ngoài cho các nước chi phí thấp hơn và phần lớn công việc ở Ấn Độ đang hội tụ vào giải pháp toàn bộ và nghiên cứu.
Tuy nhiên, một nhà phân tích Phố Wall không đồng ý: “Khi Mĩ bắt đầu "khoán trong" để giải quyết vấn đề thất nghiệp, bất kì công ty nào "khoán ngoài" sẽ bị công luận giám sát cẩn thận vì việc chuyển việc làm đi ra và không giúp cho nền kinh tế. Đế tránh điều đó, mọi người đi tới thuật ngữ mới để tránh soi mói của dư luận. Việc đổi trong thuật ngữ sẽ không đổi cái gì vì sự việc vẫn còn như cũ.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com