Công nghệ thông tin ở châu Âu

Công nghệ thông tin ở châu Âu

Một khảo cứu châu Âu về công nghệ thông tin (CNTT) đã cảnh báo rằng công nghiệp CNTT hiện tời là yếu hơn nó đã từng vậy trong quá khứ và hệ thống giáo dục đã không bắt kịp với nhu cầu kĩ năng của công nghiệp để cạnh tranh toàn cầu. Khảo cứu này đã phỏng vấn nhiều nghìn nhà lãnh đạo công nghiệp để nhận diện công nhân kĩ năng sẽ cần cho cải tiến nghề nghiệp của họ; cũng như nhận diện các kĩ năng họ phải phát triển để duy trì có việc làm.

Khảo cứu này thấy rằng quá nửa các công ty công nghệ châu Âu nói họ quan tâm tới việc mất nhân viên có kĩ năng vào đối thủ cạnh tranh. Với toàn cầu hoá, nhiều công ty CNTT Ấn Độ đang mở rộng hoạt động của họ sang châu Âu và thuê công nhân có kĩ năng châu Âu với lương và lợi ích tốt hơn. Khảo cứu này cũng thấy rằng các chương trình đào tạo CNTT hiện thời là không thích hợp và số các sinh viên CNTT đã sụt giảm hay không có khả năng làm việc trong công nghiệp. Không có nhắc tới khía cạnh doanh nghiệp trong các chương trình đào tạo CNTT cho dù ngày nay nhu cầu về kĩ năng doanh nghiệp là cốt yếu. Khảo cứu này khuyến cáo rằng các công ty nên làm việc với nhân viên để cung cấp đào tạo thêm mà doanh nghiệp cần. Nó cũng nói chính phủ nên đầu tư nhiều ngân quĩ vào nỗ lực như vậy để sửa lỗ hổng kĩ năng. Một quan chức chính phủ đồng ý: "Chúng tôi có vấn đề chính với việc phát triển kĩ năng CNTT của chúng tôi và nếu chúng tôi không có hành động ngay lập tức chúng tôi có thể mất cơ hội tốt nhất để cải tiến nền kinh tế của chúng tôi. Hiện thời hệ thống giáo dục được tài trợ công của chúng tôi và nhu cầu nền công nghiệp của chúng tôi không gióng thẳng thích đáng. Điều chúng tôi cần là: Kĩ năng kĩ thuật mạnh, hiểu biết doanh nghiệp toàn cầu tốt hơn, và năng lực suy nghĩ chiến lược. Tri thức doanh nghiệp toàn cầu ngày nay là rất quan trọng vì CNTT thúc đẩy tăng dần tăng trưởng của doanh nghiệp. Điều bản chất cho sinh viên CNTT của chúng tôi là hiểu chiều hướng của doanh nghiệp và xu hướng toàn cầu. Chúng tôi không được bảo vệ bởi thị trường châu Âu như trong quá khứ nhưng chúng tôi phải cạnh tranh toàn cầu và đây là chỗ chúng tôi đã không làm tốt.”

Năm ngoái nhiều công ty công nghệ châu Âu đã đồng ý cho tăng lương cho mọi công nhân, theo một cuộc điều tra nghề nghiệp và lương công nghệ thông tin. Cuộc điều tra này về 800 công ty công nghệ thấy 64% những người đáp ứng nhận được việc tăng lương và 42% nói họ nhận được điểm thưởng lớn. Chỉ 0.2% nói họ đã không nhận được việc lên lương hay đã trải qua việc cắt lương. Đồng thời, các quan chức điều hành cấp cao và những người quản lí cũng nhận được điểm thưởng lớn, trung bình $600,000 cho tới $1.5 triệu đô la. Theo cuộc điều tra này, phần lớn công nhân CNTT thấy trước việc tăng lương khác năm 2012. Khi CNTT trở nên "nóng hơn" với các ứng dụng di động, phần lớn các công ty muốn giữ cho công nhân hiện thời của họ vì cầu đã vượt quá cung khá xa. Ngay cả với 40,000 công nhân CNTT Ấn Độ thêm nhận được visa đặc biệt để tới và làm việc ở châu Âu năm ngoái, nhu cầu về công nhân CNTT vẫn còn cao.

Tháng trước, chủ tịch Google, Eric Schmidt đã có bài nói tại Bảo tàng khoa học Anh tại đó ông ấy phê bình Anh không cải tiến hệ thống giáo dục của nó. Ông ấy cảnh báo: “Anh có thể trở thành “hòn đảo nông trại” hay nó có thể trở thành "hòn đảo tri thức", tôi tin ý thứ hai là thú vị hơn nhưng đó là chọn lựa của nước Anh.” Ông ấy lưu ý rằng tiến hoá nhanh chóng của công nghệ đã được đặt để đưa năm tỉ người thêm vào trực tuyến trên khắp thế giới trong ba năm tới, do việc sử dụng tăng lên của điện thoại thông minh. Điều này sẽ làm nảy sinh nhu cầu về tự động hoá hơn, cộng tác và phát kiến. Ông ấy tuyên bố: “Nếu thập kỉ qua đã dạy cho chúng ta điều gì, đó là ở chỗ nếu bạn kết nối mọi người với thông tin họ sẽ làm thay đổi thế giới. Trong thế kỉ này việc lan rộng của điện thoại di động sẽ đẩy mọi sự đi hơn bất kì cái gì chúng ta có thể hình dung. Ngày nay mọi nước đều đang đối diện với thiếu hụt kĩ năng tăng lên về tính toán vào lúc mà thế giới cần nhiều công nhân CNTT hơn bao giờ. Về căn bản phát kiến công nghệ không thể xảy ra được nếu không có những công nhân này. Nếu Anh đáp ứng với thách thức này một cách hiệu quả, sẽ phải có thay đổi trong việc phát triển và đào tạo công nhân CNTT. Nếu sinh viên được bảo học mọi thứ bạn cần biết trong đại học và rồi dừng lại, họ sẽ bị làm sai hướng. Chìa khoá cho việc giữ an ninh cho sức mạnh kinh tế của một nước phụ thuộc vào cách khoa học, kĩ nghệ và công nghệ được dạy ở trường. Tôi không thể hình dung được một nước như nước Anh chỉ cho tốt nghiệp quãng 4,000 sinh viên khoa học máy tính một năm. Đó là vấn đề cung cấp nghiêm trọng trong một nước giầu như thế này với nhiều người có tài thế.”

Có tăng trưởng về số công nhân CNTT ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, và Brazil nhưng ở châu Âu số sinh viên đăng tuyển vào CNTT thực tế đang giảm. Có vài lí do nhưng phần lớn mọi người đều đổ lỗi cho hệ thống giáo dục cổ ở châu Âu quá chậm thay đổi. Nhiều đại học ở châu Âu được quản lí bởi những người đã được giáo dục từ những năm 60, người rất bảo thủ và không muốn thay đổi nhanh chóng. Có tranh cãi về cải tiến hệ thống giáo dục nhưng cho tới giờ nó đã không đem tới thay đổi đáng kể nào. Năm ngoái Hội hoàng gia Anh đưa ra một báo cáo có tên “tắt máy hay chạy lại” có đề nghị những thay đổi để dạy CNTT trong cả trường trung học và đại học. Sau nhiều năm tài trợ cho cải tiến giáo dục mà không có kết quả nào, chính phủ Anh đã quyết định "khởi động lại" giáo trình CNTT bằng việc loại bỏ toàn bộ giáo trình hiện có và thay thế hoàn toàn nó bằng giáo trình mới. Tuy nhiên, nó đối diện với sự chống đối mạnh mẽ từ những người hàn lâm. Một giáo sư nói: “Điều đó giống như kéo ổ cắm ra khỏi tường. Làm sao ông gắn nó lại và không làm hư hại hệ thống?" Một giáo sư khác bình luận: “Chúng ta có truyền thống của chúng ta; chúng ta phải gìn giữ nó và không đầu hàng theo nhu cầu của công nghiệp.” Một sinh viên trẻ phàn nàn: “Khi mà những giáo sư này vẫn tại vị, bạn không thể thay đổi được cái gì.”

Ngày nay nhiều giáo sư trẻ đã bỏ châu Âu để tìm việc tốt hơn ở Mĩ hay nơi khác. Các sinh viên hàng đầu cũng ưa chuộng sang Mĩ để có đào tạo tốt hơn trường địa phương của họ. Từng năm, hàng trăm nghìn sinh viên qua Mĩ để được đào tạo trong khoa học, công nghệ và nhiều người không bao giờ trở về. Có vấn đề khác liên quan tới tính toán và kĩ nghệ vì họ thường xuyên yêu cầu học liên tục để bắt kịp với điều mà không phải là điều sinh viên muốn. Niềm tin vào việc có bằng đại học và việc làm tốt cho phần còn lại cuộc đời vẫn còn mạnh trong số những người trẻ. Một sinh viên đại học giải thích: “Châu Âu không phải là Mĩ hay Nhật Bản hay châu Á, họ làm việc tới chết. Chúng tôi khác và chúng tôi có cuộc sống tốt hơn ở đây.” Khái niệm về học cả đời vẫn còn mới và không phải mọi người đều đồng ý với nó.

Trong thế giới thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin, mọi thứ đều yêu cầu tri thức công nghệ. Nếu bạn không biết cái gì đó về CNTT, bạn sẽ không có tương lai tốt. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến cuộc khủng hoảng ở nhiều nước châu Âu như Hi Lạp, Bồ đào nha, Tây ban nha và các nước khác nơi thất nghiệp đã lên cao hơn mọi thời với nhiều công ty phá sản hay sa thải người. Các chính phủ đang tái cấu trúc cứ vài tháng nhưng không thể giải quyết được vấn đề và khi cuộc khủng hoảng này lan rộng từ nước này sang nước khác, mọi người bắt đầu đổ lỗi cho chính sách của chính phủ hay việc thiếu chính sách. Tất nhiên, đó là vấn đề phức tạp nhưng khi châu Âu chuyển từ nền kinh tế chế tạo sang kinh tế thông tin, nhiều người không được chuẩn bị và rơi thành nạn nhân của thay đổi này, nơi có vài việc làm chế tạo nhưng nhiều việc làm công nghệ thông tin mà lại thiếu hụt công nhân CNTT.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com