Câu chuyện doanh nghiệp

Ngày nay, khi sinh viên vào trường kinh doanh, họ được dạy rằng lợi nhuận là mọi thứ. Sinh viên kinh doanh sẽ dành nhiều năm học về tài chính, thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Sau khi tốt nghiệp nhiều người trở thành người quản lí và họ thực hành điều họ đã học trong trường. Khi một công ty làm tốt, người quản lí được thưởng nhưng khi công ty làm kém, người quản lí sa thải công nhân để giảm chi phí. Lí do là một số người quản lí coi công nhân là có thể phế bỏ được. Họ để công nhân đi khi họ không cần công nhân vì họ bao giờ cũng có thể thuê công nhân khi cần. Công nhân lao động ít giáo dục thường không có chọn lựa. Với mọi việc làm lao động mở ra, hàng trăm người xin vào làm. Tình huống đó sẽ tồi tệ hơn với toàn cầu hoá, nhiều công nhân lao động hơn là có sẵn và cạnh tranh là dữ dội.

Tháng giêng vừa rồi, tôi ngạc nhiên khi đọc một bài báo từ một tờ báo của Australia. Bài báo này nói rằng công nhân tại xưởng nickel Australia bị ngạc nhiên rất lớn vào buổi tiệc Nô en. Ông Clive Palmer, người chủ của nhà máy luyện Nickel Yabulu đã cho từng người trong 860 nhân viên của ông ấy một món quà trong việc thừa nhận thành tích của họ trong suốt 18 tháng qua. Những món quà này không phải là các hộp kẹo truyền thống như được mong đợi mà nhiều hơn nhiều. Trong số họ, 55 công nhân nhận được xe Mercedes Benz, 750 người nhận được kì nghỉ sang trọng hai tuần ở đảo Fiji, và 50 người vừa vào công ty nhận được một tuần nghỉ ở khác sạn sang trọng ở Queensland.

Ông Palmer nói với báo chí: "Công nhân đã làm việc không mệt mỏi từ tháng 7/2009 để làm cho kinh doanh này thành công cho nên tôi muốn thưởng cho họ. Phần thưởng cho mọi công nhân sánh với hiệu năng của từng cá nhân và đó là lí do tại sao phần thưởng là lớn thế – tổng 20 triệu đô la bởi vì họ xứng đáng với điều đó."

Ông Palmer đã mua công ty này 16 tháng trước, khi nó mất nhiều tiền. Công ty này đã sẵn sàng nộp đơn xin phá sản và mọi công nhân đều trông đợi rằng công ty sẽ đóng cửa. Ông Palmer đã mua công ty này, đuổi hầu hết những người quản lí, nhưng giữ lại mọi công nhân. Đó là quyết định bất thường bởi vì điều ông ấy làm là khác toàn bộ với những người chủ công ty khác. Rồi ông ấy đã làm "điều kì lạ" nữa bằng việc nâng mức lương cho mọi nhân viên. Với ngành công nghiệp này, đó là cái gì đó chưa bao giờ xảy ra trước đây cho một công ty sắp thất bại. Một người chủ doanh nghiệp bình luận: "Ông ấy mong đợi gì để đạt được khi cho công nhân trong một công ty thất bại nhiều tiền?" Nhiều người nghĩ ông ấy mất trí.

Ông Palmer đã là "điều kì lạ" khác bằng việc yêu cầu nhân viên cho ông ấy ý tưởng về cách cải tiến công ty. Ông ấy gợi ý rằng họ gửi cho ông ấy email với khuyến cáo của họ. Điều này đã tạo ra nhiều câu hỏi từ ngành công nghiệp kinh doanh. Nhiều người chủ hỏi: "Thay vì có những người quản lí ra quyết định, ông ấy lại hỏi công nhân phải làm gì. Ông ấy có biết gì về kinh doanh không? Đề nghị công nhân cho gợi ý là ý tưởng ngu xuẩn mà chưa bao giờ tạo ra cái gì."

Ông Palmer giải thích rằng ông ấy đã không theo các qui tắc doanh nghiệp thông dụng. Ông ấy đã nghe gợi ý của công nhân và đã thực hiện ý tưởng của họ. Kết quả là, nhiều công nhân bắt đầu đưa ra nhiều gợi ý, với điều đó ông ấy lại lắng nghe và thực hiện chúng. Trong vòng sáu tháng, nhiều thay đổi xảy ra trong công ty. Kết quả là thành công tới mức đến cuối năm đó, công ty đã tiết kiệm được $16 triệu đô la trong chi phí vận hành. Ông Palmer giải thích: "Khi tôi mua công ty, tôi đã nhận ra rằng tôi không biết cách quản lí nó cho tốt như công nhân ở đó nên tôi để họ làm điều họ nghĩ là tốt nhất."

Sự kiện là nhiều công nhân đã nêu gợi ý tốt, những người đang đi xe Mercedes mới bây giờ, là những người cải tiến qui trình cơ xưởng và giúp tiết kiệm cho công ty. Từ năm 2009, sản xuất ở nhà máy tinh luyện đã tăng lên đáng kể và công ty lần nữa thu được lợi nhuận lớn. Ông Palmer thưởng cho công việc được làm tốt của họ. Ông ấy nói: "Chính công nhân làm mọi thứ; thành công của công ty thuộc vào công nhân."

Tháng trước, ông ấy đã được mời tới đại học để gặp gỡ với sinh viên kinh doanh. Họ muốn biết về thành công của ông ấy và ông ấy giải thích: "Là sinh viên, các bạn được dạy bầy tỏ đánh giá của bạn với công nhân qua việc ca ngợi họ, có thể vào cuối năm, bạn cho họ một món quà nhỏ nhưng điểm thưởng lớn bao giờ cũng đi về bạn, người quản lí. Trong nhiều năm, trường kinh doanh hội tụ vào người quản lí bởi vì họ được giáo dục và họ được quyền về điều họ nghĩ thuộc về họ. Tôi tin thưởng nên đi thẳng xuống công nhân vì họ làm hầu hết công việc. Tôi tin rằng phần thưởng phải được dùng để đặt ra chiều hướng hướng tới kết quả đặc thù. Theo truyền thống kinh doanh, công nhân không có ý tưởng về điều họ sẽ nhận được cho dù họ làm tốt. Trong nhiều năm, công nhân biết rằng điểm thưởng lớn bao giờ cũng đi về người quản lí. Nếu họ may mắn, họ có thể nhận được cái gì đó như hộp kẹo. Điều đó là không công bằng. Tôi tin công nhân biết đích xác điều họ sẽ nhận được từ trước. Họ nên biết điều họ có thể nhận được nếu công ty làm tốt. Đó là lí do tại sao tôi cho viết ra rằng nếu công ty đạt tới lợi nhuận nào đó, công nhân sẽ nhận được điểm thưởng nào đó. Không nên có hoài nghi, không lẫn lộn về bất kì cái gì. Công nhân là một phần của công ty cũng như người chủ. Điều tôi muốn là thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với công ty."

Ngày nay công ty này đang tăng trưởng nhanh, nhiều công nhân muốn tham gia công ty. Cho tới giờ nó phá mọi kỉ lục về chất lượng cao, năng suất cao và thoả mãn của khách hàng. Phần thưởng được viết ra rõ ràng, nếu lợi nhuận đạt tới mức nào đó, sẽ có nhiều Mercedes hơn và các kì nghỉ sang trọng hơn. "Điều kì lạ" khác cũng xảy ra ở đó nữa, công ty có ít người quản lí hơn trước đây vì công nhân tự tổ chức. Họ biết điều phải làm và không cần ai đó giám sát họ.

Có cái gì đó mọi sinh viên có thể học được từ bài học này. Đây là cách một người biến công ty kém thành công ty lớn. Đây là cách một công ty gần nộp đơn phá sản trở thành công ty thành công và sinh lời cao. Nó bắt đầu với người lãnh đạo có viễn kiến và trái tim tốt bụng. Tôi cũng muốn nhắc tới rằng hôm nay, ông Clive Palmer là một trong những người giầu nhất ở Queensland, Australia.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem