Cách tôi dạy về công ty khởi nghiệp/3

Cách tôi dạy về công ty khởi nghiệp/3

Nếu bạn muốn tăng cơ hội thành công của công ti khởi nghiệp, bạn cần phải có khách hàng thậm chí trước khi xây dựng sản phẩm của bạn. Bằng việc đi và nói chuyện với khách hàng “tiềm năng”, bạn sẽ biết nhiều hơn về nhu cầu của họ và thị trường. Khách hàng cũng có thể cho bạn biết liệu ý tưởng của bạn là tốt hay không và liệu họ có mua sản phẩm đó hay không. Bằng việc nói với thật nhiều khách hàng hết mức có thể, bạn có thể nhận diện chức năng nào sản phẩm của bạn phải có. Không gì tốt hơn là có khách hàng nói cho bạn điều họ muốn và không muốn để cho bạn có thể có ý tưởng rõ ràng về cái gì cần xây dựng, trước khi viết một dòng mã.

Nhưng bạn nói chuyện thế nào với khách hàng? Sự kiện là bạn không nói nhiều mà chỉ LẮNG NGHE. Điều đó có thể phi logic vì phần lớn các nhà doanh nghiệp đều thích nói về ý tưởng của họ chỉ để xác nhận rằng họ là đúng và ý tưởng của họ là lớn. Nhưng đó là sai lầm lớn, và sinh viên của tôi thường học về điều này sau vài tuần. Sinh viên theo bản chất là người lạc quan, cho nên khi khách hàng mỉm cười và gật đầu, họ tin rằng khách hàng thích ý tưởng của họ. Tôi giải thích cho sinh viên: “Khi khách hàng không hỏi câu hỏi nào, điều đó có nghĩa là họ không quan tâm về điều các em nói và chỉ muốn các em đi. Đừng phạm sai lầm khi họ gật đầu đồng ý vì họ chỉ muốn tử tế để cho các em không làm quấy rầy họ thêm nữa.” Khi bạn nói, cho dù với nhiệt tình về ý tưởng của bạn, bạn buộc họ phải lắng nghe điều bạn nói. Nhưng phần lớn khách hàng đều bận rộn, cho nên họ chỉ bảo bạn rằng ý tưởng của bạn là hay để gạt bạn ra. Trong trường hợp đó, bạn không hiểu được vấn đề của họ và điều họ cần. Nhưng nếu bạn nói ít và biết cách lắng nghe mối quan tâm của họ, bạn sẽ ngạc nhiên họ sẽ nói cho bạn nhiều làm sao về vấn đề của họ. Và khi họ biết rằng bạn muốn giải quyết vấn đề của họ, họ sẽ nói cho bạn mọi thứ, và điều họ cần. Đó là lí do tại sao mọi sinh viên công ti khởi nghiệp phải học cách lắng nghe vì đó là cơ hội tốt nhất để có được yêu cầu đúng cho sản phẩm. Bằng việc hiểu nhu cầu của khách hàng và xây dựng mối quan hệ tốt với họ từ sớm, sinh viên sẽ có khách hàng, người không chỉ sẵn lòng mua sản phẩm mà còn sẵn lòng hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm.

Trong phát triển phần mềm, các yêu cầu kém có thể làm hỏng dự án. Là công ti khởi nghiệp, cách tiếp cận này bằng việc hỏi khách hàng cung cấp yêu cầu rõ ràng về cách phát triển sản phẩm mà khách hàng muốn. Thay vì xây dựng cái gì đó dựa trên điều nhà doanh nghiệp nghĩ họ có thể xây dựng và cố bán về sau, nhà doanh nghiệp biết khách hàng sẽ mua gì, bao nhiêu người trong số họ sẽ mua, và họ sẽ trả bao nhiêu cho nên nhà doanh nghiệp có thể làm giảm rủi ro phí thời gian, nỗ lực và tiền bạc.

Khi sinh viên của tôi có danh sách khách hàng, nhiều người có thể tiếp cận tới nhà đầu tư để kiếm tài trợ cho công ti khởi nghiệp của họ. Phần lớn các nhà đầu tư bao giờ cũng hỏi cùng câu hỏi: “Ông có khách hàng không? Bao nhiêu khách? Họ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền? Và nó tốn phí bao nhiêu và ông có thể làm ra bao nhiêu lợi nhuận?” Nếu họ trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng và chính xác, phần lớn đều nhận được tài trợ TRƯỚC KHI họ thậm chí hoàn thành sản phẩm. Và đây là cách tôi dạy công ti khởi nghiệp tại Carnegie Mellon.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem