Cách tôi dạy về công ty khởi nghiệp

Một sinh viên viết cho tôi: "Steve Jobs không bao giờ hỏi khách hàng điều họ muốn nhưng ông ấy vẫn tạo ra sản phẩm tuyệt vời. Ông ấy không bao giờ hỏi khách hàng về vấn đề của họ nhưng ông ấy vẫn làm ra nhiều tiền. Em đã theo vài khoá học "công ty khởi nghiệp" và học về cách là nhà doanh nghiệp thành công bằng việc có sản phẩm tốt. Em nghĩ động viên và truyền nhiệt huyết là quan trọng trong công ty khởi nghiệp thay vì hội tụ vào khách hàng..."

Tôi đã viết lại cho anh ta: "Có những cách khác nhau để dạy về công ty khởi nghiệp tuỳ theo động cơ và kinh nghiệm của thầy giáo. Trong blog của tôi, tôi chia sẻ cách nhìn của tôi về cách tôi dạy khởi nghiệp tại Carnegie Mellon University. Một số người có thể đồng ý với cách tiếp cận này và một số người có thể không đồng ý vì không có công thức đảm bảo cho thành công trong công ty khởi nghiệp. Tôi biết ông Jobs đã rất thành công với iPods, iPhones, và iPads và làm ra nhiều tiền. Nhưng vấn đề là một số người tin rằng họ là "Steve Jobs" khác và họ nghĩ họ biết mọi thứ. Họ không thích lắng nghe nhu cầu của khách hàng hay biết điều khách hàng muốn. Họ tin rằng nếu họ có thể tạo ra sản phẩm, mọi người sẽ mua, và họ sẽ giầu. Sự kiện là điều đó không xảy ra theo cách này trong cuộc sống thực, và phần lớn các công ty khởi nghiệp công nghệ thất bại vì không ai mua hay dùng sản phẩm của họ.

Trong nhiều năm dạy về khởi nghiệp và kèm cặp nhiều công ty khởi nghiệp thành công ở Carnegie Mellon, tôi bao giờ cũng dạy cho sinh viên rằng không có khách hàng, không có công ty khởi nghiệp. Chỉ khi bạn có sản phẩm mà khách hàng sẵn sàng mua, và bạn có thể bán nó với lợi nhuận tốt thì bạn sẽ thành công. Làm sao bạn biết khách hàng sẽ mua cái gì? Cách duy nhất là hỏi họ cho nên từng tuần, sinh viên của tôi phải đi và hỏi nhiều người nhất có thể được và xây dựng danh sách các ý kiến của khách hàng rồi đem về lớp để thảo luận thêm. Trong thảo luận trên lớp, sinh viên phải giải thích điều khách hàng thích và không thích; điều họ muốn và không muốn, và họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm. Nếu có đủ khách hàng và thị trường đủ lớn hay đủ lợi nhuận thì họ có thể bắt đầu công ty của họ, nếu không họ phải bắt đầu với ý tưởng mới và sản phẩm mới. Trong lớp của tôi, sinh viên phải tiếp tục làm điều này cho tới khi họ đi tới sản phẩm có nhiều khách hàng rồi họ bắt đầu công ty của họ. Nếu họ không thành công, ít nhất họ cũng học được bài học về cách tạo ra công ty khởi nghiệp.

Trong mười năm dạy cách tiếp cận này, chương trình của tôi đã thành công tạo ra hơn 60 công ty thành công và sau vài năm, 58 trong số họ vẫn làm tốt. Tôi không hội tụ vào động viên hay truyền nhiệt huyết nhưng vào khách hàng như nhân tố quan trọng trong khởi nghiệp công nghệ. Khách hàng biết vấn đề của họ; biết điều họ cần; và biết điều họ không cần. Nhưng họ không biết cách giải quyết vấn đề. Và đó là lí do tại sao họ sẵn lòng mua sản phẩm nếu nó có thể cung cấp giải pháp. Mọi sinh viên trong chương trình của tôi đều là sinh viên công nghệ với kĩ năng kĩ thuật mạnh. Họ cần học về phân tích thị trường và làm hợp thức theo khách hàng và họ phải đi phỏng vấn ít nhất 10 khách hàng một tuần để khám phá ra nhu cầu cũng như hiểu vấn đề của khách hàng là gì và TRƯỚC ngay cả việc xây dựng sản phẩm.

Tôi bao giờ cũng nói cho sinh viên của tôi: "Các em không phải là Steve Jobs hay Bill Gates, cho nên đừng dùng những người đó như hình mẫu của các em. Có hàng nghìn nhà doanh nghiệp thành công khác trong công nghiệp công nghệ ngày nay. Họ thành công vì họ làm việc chăm chỉ, biết thị trường, biết khách hàng của họ và sẵn lòng học từ sai lầm của họ. Khởi nghiệp KHÔNG đơn giản như mọi người nói mà là nhiều việc học và thay đổi. Các em cần tri thức kĩ thuật sâu cũng như tri thức doanh nghiệp để thành công và đó là lí do tại sao các em học môn này. Các em học về phân tích thị trường, các em học về cơ hội, các em học về làm mô hình cho doanh nghiệp của các em cũng như thành công và thất bại của người khác. Từ phân tích thị trường, các em học về cơ hội mới và đi tới các ý tưởng. Từ ý tưởng các em xây dựng bản mẫu và chia sẻ với lớp để có thêm các nhận xét. Mặc dầu bạn trong lớp có thể thích sản phẩm phần mềm hay thuật toán phức tạp của các em, các em vẫn cần đem bản mẫu tới khách hàng để lấy ý kiến của họ. Tuỳ theo sản phẩm, một số người có thể đi tới công ty để biểu diễn giải pháp của họ, người khác nói chuyện với mọi người gặp ngẫu nhiên trên phố hay sinh viên từ đại học khác để nhận ý kiến nhận xét của họ về bản mẫu. Họ ghi lại cẩn thận các ý kiến, hỏi các câu hỏi để hiểu điều người dùng nói rồi tổ hợp điều họ đã học vào trong sản phẩm của họ.

Đó là cách tiếp cận tôi dạy cho sinh viên của tôi về "công ty khởi nghiệp." Một qui trình thực hành nơi sinh viên của tôi phải tuân theo từng bước nghiêm ngặt để xây dựng sản phẩm, và giữ việc thay đổi và điều chỉnh cho tới khi sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Nếu không họ phải thay đổi chiều hướng và bắt đầu lại cho tới khi họ thành công.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com