Cách tôi dạy về công ty khởi nghiệp/2

Năm ngoái khi dạy ở châu Á, tôi đã gặp vài sinh viên muốn bắt đầu công ty của họ. Họ chỉ cho tôi những website đẹp của họ, những app di động thú vị, và kế hoạch kinh doanh với chi tiết về cách họ có thể làm ra hàng triệu đô la trong vài năm tới. Điều họ cần là ai đó đầu tư tiền vào công ty của họ rồi mọi người sẽ trở nên giầu. Sau khi kiểm điểm qua sản phẩm của họ và kế hoạch kinh doanh, tôi hỏi: "Ai là khách hàng của bạn? Bạn nghĩ bạn sẽ có bao nhiêu khách hàng?" Họ ngạc nhiên vì họ đã không mong đợi câu hỏi đó. Một người hỏi: "Tại sao thầy hỏi chúng tôi về khách hàng; chúng tôi còn chưa bắt đầu công ty. Chúng tôi chỉ muốn có ý kiến của thầy về sản phẩm của chúng tôi." Người khác nói thêm: "Vì thầy đang dạy môn khởi nghiệp, thầy phải biết vài nhà đầu tư và chúng tôi muốn đề nghị thầy giới thiệu họ cho chúng tôi." Một người phát biểu: "Chúng tôi đã học "đào tạo về công ty khởi nghiệp" cho nên chúng tôi biết cách xây dựng sản phẩm và phát triển kế hoạch kinh doanh. Điều chúng tôi cần là các nhà đầu tư cho chúng tôi tiền để chúng tôi có thể bắt đầu công ty của mình. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể làm ra hàng triệu đô la trong vài năm tới vì chúng tôi quyết tâm làm cho điều đó xảy ra."

Tôi có thể cảm thấy sự hào hứng của họ về việc tạo ra công ty khởi nghiệp và làm ra tiền. Tôi biết rằng họ đã học đào tạo "công ty khởi nghiệp" điều cho họ hi vọng và họ tin rằng họ có thể làm cho giấc mơ của họ trở thành thực. Tuy nhiên, tôi muốn nói cho họ rằng họ đang sống trong ảo tưởng là "Bill Gates" hay "Steve Jobs" tiếp. Họ trả tiền cho ai đó người bán cho họ "giấc mơ", nhưng họ không có ý tưởng về bắt đầu một công ty công nghệ khó thế nào. Nếu họ dành tiền để mua vé số, họ có thể có cơ hội tốt hơn để làm triệu đô la. Tuy nhiên, tôi không muốn nói cái gì làm nản lòng họ. Tôi biết những sinh viên này đã đọc những "câu chuyện hư cấu" nào đó về Bill Gates và Steve Jobs đã trở thành tỉ phú. Họ tin rằng với kĩ năng kĩ thuật để tạo ra websites hay app di động họ có thể làm cho nhà đầu tư đưa tiền cho họ để cho họ có thể làm giấc mơ của họ thành thực. Không ai nói cho họ chân lí là công ty khởi nghiệp yêu cầu nhiều thứ hơn chỉ kĩ năng kĩ thuật.

Bạn tôi, Satyam K. một nhà đầu tư công ty khởi nghiệp nói với tôi rằng anh ấy nhận được hàng trăm bản kế hoạch kinh doanh mọi tháng từ các nhà doanh nghiệp trên khắp thế giới. Anh ấy chỉ đầu tư vào không đầy mười công ty khởi nghiệp mỗi năm vì phần lớn các ý tưởng và kế hoạch kinh doanh đều vô dụng. Anh ấy nói: "Các nhà đầu tư là dân kinh doanh, họ không đầu tư vào bất kì cái gì chừng nào nó chưa có sản phẩm thực với khách hàng và thu nhập tốt. Quan điểm rằng nhà doanh nghiệp có ý tưởng tốt phát triển bản kế hoạch kinh doanh để thuyết phục ai đó cho họ tiền nên họ có thể xây dựng được công ty là hoàn toàn sai. Không nhà đầu tư nào sẽ ném tiền đi giống điều đó."

Tôi bao giờ cũng bảo sinh viên: "Không có khách hàng, không có công ty khởi nghiệp. Điều khó xử là bạn có thể có ý tưởng tốt nhưng cần tiền để phát triển nó thành sản phẩm, nhưng không ai sẽ cho bạn cái gì chừng nào bạn chưa có sản phẩm với khách hàng và đã làm được một số tiền. Đó là thực tại. Việc bắt đầu một công ty công nghệ không phải là cái gì đó đơn giản mà bạn có thể học từ sách vở. Không có công thức thành công cho công ty khởi nghiệp, nhưng bạn phải thực hành và học từ sai lầm của bạn rồi thực hành và học nữa cho tới khi bạn thành công. Nhà doanh nghiệp giỏi bao giờ cũng phân tích thị trường để nhận diện vấn đề mà họ có thể giải được trước khi họ thậm chí phát triển sản phẩm. Nhiều nhà doanh nghiệp phạm sai lầm bởi việc bắt đầu với sản phẩm, mà không biết nhu cầu của khách hàng. Họ tin rằng nếu họ có thể xây dựng cái gì đó, mọi người sẽ mua và họ sẽ giầu. Tôi đã thấy đào tạo "công ty khởi nghiệp" dạy rằng: "Nếu bạn có thể làm được nó, mọi người sẽ mua nó." Những người này thường trích dẫn Steve Jobs hay Mark Zuckerberg là những người không bao giờ hỏi khách hàng về nhu cầu của họ mà vẫn thành công. Năm ngoái, một sinh viên hỏi tôi về điều đó, nên tôi giải thích: "Làm sao bạn biết rằng Steve Jobs không bao giờ hỏi khách hàng? Có thể ông ấy may mắn nhưng bạn có thể dựa chỉ vào may mắn để bắt đầu công ty không? Nếu bạn nghĩ rằng bạn may mắn tại sao bạn không mua vé số? Điều đó dễ hơn là bắt đầu công ty."

Tôi dạy cho sinh viên của tôi: "Cách duy nhất để làm ra tiền là chuyển giao sản phẩm mà khách hàng sẵn lòng trả tiền cho nó." Tuy nhiên, trong một thị trường cạnh tranh cao, đã có nhiều sản phẩm trong thị trường, phải nỗ lực để đi tới sản phẩm mới mà có nhu cầu cao và khách hàng sẽ trả giá hời cho nó." Trong lớp của tôi, sinh viên phải phỏng vấn ít nhất mười khách hàng tiềm năng mỗi tuần để hiểu nhu cầu thị trường. Nếu họ có thể bán được cho khách hàng về ý tưởng của họ, có thể khách hàng sẽ mua sản phẩm. Nhiều khách hàng có thể không biết họ muốn gì, nhưng họ bao giờ cũng biết họ không cần cái gì. Bằng việc để sinh viên hỏi họ, tôi muốn chắc rằng có "thị trường" thực cho sản phẩm của sinh viên của tôi trước khi họ thậm chí xây dựng bất kì cái gì. Đặc trưng của công ty khởi nghiệp là ở bản chất lặp của nó. Bạn có ý tưởng, bạn hỏi khách hàng, nếu bạn biết nhu cầu của họ thì bạn làm một sản phẩm sơ bộ, kiểm thử nó, nhận diện vấn đề và sửa chúng trước khi bán sản phẩm này.

Tôi dạy sinh viên của tôi bắt đầu từng bước mỗi lúc bằng việc xây dựng sản phẩm đơn giản, đề nghị khách hàng cho phản hồi rồi cải tiến các chức năng cơ bản nhưng không bắt đầu với sản phẩm hoàn thành. Lúc ban đầu, họ cần chú ý tới thu nhập và cẩn thận về chi tiêu vì họ có số tiền giới hạn. Cho dù phần lớn sinh viên của tôi là về kĩ thuật; họ phải học về doanh nghiệp và cách bán sản phẩm của họ. Họ phải có khả năng thuyết phục mọi người mua sản phẩm của họ bằng cách thuyết phục khách hàng rằng họ đang cung cấp cái gì đó có giá trị cho khách hàng. Là nhà doanh nghiệp, sinh viên của tôi bao giờ cũng phải hội tụ vào việc bán, tiếp thị, và học. Cho dù sản phẩm được bán, họ vẫn cần cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng hơn. Họ phải làm việc này cho tới khi họ đạt tới số lớn khách hàng để cho họ có thể tăng trưởng công ty lớn hơn và ổn định hơn. Bên cạnh các kĩ năng kĩ thuật, họ cần quản lí vận hành và đảm bảo rằng họ có đủ tiền để sống còn cho tới khi họ sinh lời được. Chỉ khi họ bắt đầy sinh lời được, họ sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư tới và giúp họ tăng trưởng nhanh hơn, tốt hơn và lớn hơn. Ngay cả với tiền từ các nhà đầu tư để tăng trưởn, họ cần kĩ năng doanh nghiệp để giải quyết với những nhà đầu tư này và không cho phép nhà đầu tư tiếp quản công ty. Đó là lí do tại sao công ty khởi nghiệp không phải là chuyện đơn giản như nhiều người nghỉ.

Tôi bao giờ cũng dạy sinh viên của tôi chuẩn bị cho điều không ngờ tới. Công ty khởi nghiệp thường mất thời gian lâu hơn họ nghĩ. Bao giờ cũng có một số khách hàng không hài lòng hay vấn đề tài chính nào đó. Trong doanh nghiệp khởi nghiệp, phần lớn các nhà doanh nghiệp sẽ thất bại nhiều lần trước khi họ đạt tới mục đích của mình. Bằng việc học từ sai lầm, họ sẽ trở nên khôn hơn và tránh những sai lầm lớn hơn trong tương lai. Tôi bảo họ: "Công ty khởi nghiệp là khó, nhưng từng thất bại đều là bài học tốt, chừng nào các em còn học được từ nó, các em sẽ lại gần hơn với mục đích của các em. Nếu các em bỏ cuộc và từ bỏ, thì các em sẽ không bao giờ là nhà doanh nghiệp thực. Nếu các em quyết tâm là nhà doanh nghiệp, các em phải sẵn lòng học từ sai lầm vì các em sẽ phạm nhiều sai lầm cho tới khi các em thành công. Trong doanh nghiệp khởi nghiệp, phần lớn mọi người sẽ từ bỏ; nhiều người thất bại vì họ nghĩ nó là dễ. Nhiều người thất bại vì họ sống trong mơ, nhưng nhà doanh nghiệp thực bao giờ cũng học và sẵn lòng bắt đầu đi bắt đầu lại cho tới khi họ đạt tới mục đích của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem