Bài học kinh doanh
Với nhiều người quản lí, đạt tới thành công và có được vị trí hiện thời của họ cho phép họ được thoải mái. Nhưng điều đó cũng làm giảm cảm giác về khẩn thiết. Thay vì tiếp tục học điều mới, nhiều người sẵn lòng chấp nhận rủi ro của việc không học với cái cớ như "Tôi quá bận không học thêm được" hay "Tôi đã thành công và không cần ai đó dạy tôi cái gì." Những người chủ công ty nữa có thể đưa ra cớ cho sự không sẵn lòng của họ với thay đổi kiểu như "Chúng tôi đang làm tốt. Chúng tôi kiểm soát được thị trường cho nên chúng tôi không cần làm nhiều hơn chúng tôi phải làm." Đó là lí do tại sao khi các công nghệ mới nổi lên hay khi thị trường thay đổi, nhiều công ty bị choáng và không biết phải làm gì thế rồi sụp đổ.
Khi ai đó nhắc tới cái tên Kodak, mọi người lập tức nghĩ về phim ảnh, máy chụp ảnh, và nghề chụp ảnh. Trong hơn một trăm năm công ty này đã chi phối thế giới nhưng năm ngoái, nó sụp đổ và nộp đơn xin phá sản. Việc thích ứng với thay đổi thị trường là không dễ dàng, đặc biệt cho những công ty thành công như Kodak. Những người lãnh đạo của họ thấy khó thay đổi "thói quen cũ" có thời đã là thành công của họ.
Khi người sáng lập của Kodak, George Eastman lần đầu tiên phát minh ra máy tráng nhũ tương để tạo ra phim cho chụp ảnh năm 1880, ông ấy đã tạo ra toàn bộ ngành công nghiệp. Trong hơn một thế kỉ, Kodak đã chi phối thế giới phim ảnh và nghề chụp ảnh, với số bán vượt quá $10 tỉ đô la một năm. Nó là kinh doanh sinh lời đáng ngạc nhiên vì gần như mọi người chụp ảnh đều mua phim Kodak. Kodak thành công thế và làm nhiều tiền thế; người quản lí của nó tận hưởng thành công của họ, không bao giờ lo nghĩ về tương lai hay đối thủ cạnh tranh của họ.
Khi thị trường công nghệ bắt đầu thay đổi trong những năm 1990, một số người trong công ty thấy nhu cầu cần thay đổi sang số thức nhưng họ không thể làm được cho điều đó xảy ra. Những người quản lí cấp cao đã không thấy sự khẩn thiết, họ bỏ qua các gợi ý của các công nhân của họ vì hầu hết chỉ muốn ngồi trong văn phòng tiện nghi, đi họp, và nhận lương lớn. Không ai muốn làm gì khác. Họ nói về nhu cầu cải tiến nhưng không bao giờ hành động về chúng.
Khi công nghệ máy ảnh số thức được phát minh ra, đã có nhiều không chắc chắn liên quan tới thay đổi hay không. Dịch chuyển từ phim hoá chất sang in bằng máy tính nghĩa là thay đổi cấu trúc công ty. Năng lực lõi của Kodak là ở chế tạo hoá học nhưng máy ảnh số thức yêu cầu năng lực trong điện tử và máy tính. Từ quan điểm kinh doanh, Kodak không có chiến lược linh hoạt dựa trên nhu cầu thị trường bởi vì nó sợ thay đổi kinh doanh thành công hiện có của nó. Qua mười năm tiếp, công nhân của Kodak chứng kiến máy ảnh số thức được phổ biến và thâu tóm thị trường. Thị trường của phim đã sụt giảm nhưng không cái gì xảy ra cho tới khi quá trễ không còn làm được gì.
Vấn đề là ở chỗ Kodak có nhiều tự mãn cho nên nó không thể phản ứng nhanh chóng được. Thành công quá khứ của nó cũng là thất bại định mệnh của nó. Việc thiếu viễn kiến và chiến lược cho công nghệ số thức là lí do phá huỷ công ty này. Máy ảnh số thức đã đẩy Kodak vào "thế hoảng loạn" và họ bắt đầu tổ chức lại và và đưa người quản lí và chủ tịch mới vào. Khi người mới được thuê tới, họ sa thải "những người quản lí cũ" và tạo ra ngắt quãng trong kinh doanh của công ty. Những người quản lí nghĩ họ đã an toàn nay trở thành nạn nhân đầu tiên. Một người quản lí giải thích: "Con thuyền sắp chìm; không ai có thể cứu được nó cho nên ông phải cứu lấy bản thân ông trước." Đến cuối, công ty bị phá sản và hầu hết mọi người, hàng trăm nghìn người trong số họ mất việc làm.
Một nhà phân tích phố Wall giải thích: "Khi công nghệ thay đổi hay khi thị trường thay đổi, nếu ông không thay đổi thì ông sẽ chết. Trong kinh doanh không có bào chữa. Đó là bài học mà công ty và sinh viên kinh doanh phải học. Nếu ông không thay đổi, đừng giả định rằng người khác sẽ không thay đổi. Đối thủ cạnh tranh của ông đang đợi tới khoảnh khắc đó tiêu diệt ông để nắm lấy thị trường."
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com